Thường trực Chính phủ họp về các dự án BOT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 23-4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ  đã có cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về các dự án BOT giao thông đường bộ.
 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.

Tại cuộc họp, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo việc rà soát các dự án BOT và một số phương án, biện pháp triển khai chủ trương này trong thời gian tới, trong đó có việc thu phí tự động không dừng.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí cho rằng, xã hội hóa nguồn lực trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, nhất là trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp là điều cần thiết, là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và thời gian qua, đã cơ bản được triển khai tốt.

Các dự án BOT đã được kiểm tra, kiểm toán để loại bỏ những chi phí bất hợp lý trong quá trình xây dựng.

Được biết, trên cơ sở các kết quả thanh tra, kiểm toán, Bộ Giao thông vận tải đã rà soát và quyết toán một phần hoặc toàn bộ chi phí hàng loạt dự án BOT, BT, với giá trị quyết toán giảm so với tổng mức đầu tư được duyệt khoảng 20%.

Nhất trí nhận định mặt được là cơ bản, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung khắc phục các tồn tại, yếu kém, bất cập bao gồm thời gian thu, mức thu, miễn giảm cho người dân khu vực trạm BOT..., nhất là loại bỏ chi phí bất hợp lý của các trạm BOT.

Đánh giá cao con số giảm 20% tổng mức đầu tư được duyệt đối với các dự án BOT sau khi thanh tra, kiểm toán, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần công khai, minh bạch trong triển khai dự án BOT. Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm túc Công điện số 82 của Thủ tướng về bảo đảm an ninh trật tự tại các trạm BOT, trong đó xử lý nghiêm đối với những đối tượng hành vi kích động, gây rối, cố tình phá hoại, gây mất trật tự xã hội, gây ùn tắc giao thông. Cần làm tốt công tác truyền thông để người dân thấu hiểu và ủng hộ việc thực hiện chủ trương xã hội hóa này.

Tại cuộc họp, Thủ tướng nhất trí với lộ trình chuyển sang thu phí tự động không dừng như báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, trong đó, khuyến khích các trạm BOT nhanh chóng chuyển sang loại hình này. Bộ Giao thông vận tải sớm công bố lộ trình cho người dân, doanh nghiệp biết, giám sát.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đấu thầu công khai để chọn đơn vị cung cấp công nghệ; công khai, minh bạch cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình lưu thông; bảo mật thông tin của người sử dụng phương tiện. Về mức thu tại các trạm không dừng, Bộ Giao thông vận tải làm việc cụ thể với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng để công bố mức phí hợp lý, phù hợp với tình hình hiện nay. Bộ Giao thông vận tải theo dõi, xử lý kịp thời các tình hình liên quan và báo cáo Thủ tướng.

Từ tháng 4-2014, Bộ Giao thông vận tải đã chủ động mời Kiểm toán Nhà nước kiểm toán các dự án trước khi quyết toán để quản lý chặt chẽ chi phí. Đã có 108 kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm toán.

Trong 9 tháng năm 2017, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí 62 năm 8 tháng tại 22 dự án giao thông, tương ứng giảm doanh thu hơn 22.000 tỷ đồng.

Đức Tuân/chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Bùng binh ngã ba Diệp Kính trước đây là vị trí đặt cột mốc Pleiku 0 km. Ảnh: H.N

Dấu ấn đô thị Pleiku nhìn từ cột mốc số 0

(GLO)- Nhiều người cho rằng khi nhà thơ Vũ Hữu Định viết về phố núi “đi dăm phút đã về chốn cũ” là ông lấy cột mốc Pleiku 0 km (cột mốc số 0) làm điểm khởi đầu. Vậy cột mốc này nằm ở vị trí nào, vì sao đến nay không còn xuất hiện trên bản đồ dù nó vẫn “sống” trong ký ức nhiều người?

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Theo quy hoạch, Quảng Yên sẽ trở thành thành phố thứ 6 của Quảng Ninh vào năm 2025. Hiện Quảng Ninh có 5 thành phố gồm: Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Móng Cái, trong đó TP Đông Triều được thành lập vào cuối năm 2024.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

(GLO)- Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) về cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đoạn tuyến qua địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa được xử lý triệt để.