Thước đo cho việc học và làm theo lời Bác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Thời gian qua, ở Gia Lai xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là thầy giáo Đinh Văn Hinh-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Bán trú xã Kon Pne (huyện Kbang) nhiều năm liên tục bám lớp, bám làng, vận động các em học sinh tới trường. Hay đảng viên Đinh Thị Kim Liên-thủ quỹ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê nhiều năm liền trả lại tiền thừa cho khách hàng, có nhiều món tiền lên đến 50 triệu đồng. Riêng năm 2015 chị đã trả lại cho khách hàng hơn 150 triệu đồng. Hội Cựu chiến binh thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ) với phong trào tiết kiệm vì đồng đội đã giúp 30 hội viên nghèo vay vốn sản xuất để thoát nghèo...

Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh có hơn 70 tập thể và gần 100 cá nhân được các cấp từ Trung ương đến tỉnh tặng bằng khen; hơn 500 cá nhân và tập thể được các tổ chức cơ sở Đảng tặng giấy khen. Điều đó minh chứng cho việc học tập và làm theo Bác đã đi vào chiều sâu.

 Bộ đội giúp dân làm kinh tế. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Bộ đội giúp dân làm kinh tế. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Để có được những kết quả ấy, trên cơ sở các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng 5 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tỉnh Gia Lai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ những chuẩn mực đạo đức chung của tỉnh, các cấp ủy Đảng trực thuộc, các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị đã bổ sung và cụ thể hóa các chuẩn mực ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo hướng thiết thực, ngắn gọn, sát với nhiệm vụ chính trị được giao. Các địa phương, đơn vị đã tổ chức cho từng cán bộ, đảng viên xây dựng kế hoạch, đăng ký nội dung phấn đấu, rèn luyện có thời hạn hoàn thành theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh dưới sự giám sát của cấp ủy, đoàn thể và quần chúng trong cơ quan, đơn vị; lấy kết quả thực hiện các chuẩn mực đạo đức làm một trong các tiêu chí để bình xét kết quả thực hiện các phong trào thi đua, đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên. Đồng thời, đề ra các giải pháp khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế và đẩy mạnh thực hiện “Làm theo gương Bác” bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực. Từ đó đã tạo chuyển biến đáng kể, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, giảm bớt phiền hà và có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự trong giao tiếp với nhân dân.

Xác định học theo Bác từ những việc làm cụ thể nên cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp trong tỉnh đã tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước với những mô hình, cách làm sáng tạo ở cơ sở. Điển hình như mô hình “Ngày thứ năm cơ sở” của Đảng bộ thị xã Ayun Pa. Theo đó, vào ngày thứ năm hàng tuần nếu không có những công việc đột xuất thì hầu hết cán bộ lãnh đạo từ Thị ủy đến các cơ quan đều xuống cơ sở, giúp chính quyền cơ sở giải quyết những vướng mắc. Cùng với đó, cán bộ gần gũi nhân dân lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, giải quyết những bức xúc, từ đó tạo niềm tin trong nhân dân.

Khối Mặt trận và các đoàn thể triển khai tốt các phong trào: “Tuổi trẻ Gia Lai học tập và làm theo lời Bác”, “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “Hũ gạo tiết kiệm”, “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Xây dựng quỹ nghĩa tình đồng đội”... Đặc biệt, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững” góp phần giúp đồng bào thay đổi phương thức sản xuất, chăn nuôi, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Đảng bộ Quân sự tỉnh đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng,  quyết tâm khắc phục khó khăn, gian khổ, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ; thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, chính sách hậu phương quân đội. Từ các phong trào này đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến như: Đội K52, Trung đoàn Bộ binh 991, Tiểu đoàn Bộ binh 50... Bộ đội Biên phòng tỉnh mở chuyên đề “Gương sáng vùng biên”, “Phát huy truyền thống, giữ vững kỷ cương, sống có tình thương”. Đặc biệt chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới” đã cấp hàng trăm con bò, giúp đỡ hàng trăm hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn từng bước ổn định cuộc sống, xây dựng thế trận lòng dân, an ninh nhân dân nơi vùng biên giới để mỗi người dân là một “cột mốc sống” trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Có thể nói, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở tỉnh ta đã đạt được những kết quả nhất định, qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh trên địa bàn tỉnh.

Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.