Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai 2 dự án cao tốc Nam Định-Thái Bình và Gia Nghĩa-Chơn Thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 17-8, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 331/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình chuẩn bị đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Nam Định-Thái Bình và Dự án đường bộ cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành. Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo việc triển khai 2 dự án này.

Thông báo kết luận nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh UBND các tỉnh: Thái Bình, Bình Phước và các tỉnh liên quan đã tích cực chuẩn bị đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của hai dự án đường bộ cao tốc; các Bộ: Giao thông-Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình hỗ trợ các địa phương trong công tác này. Dù vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Thái Bình, UBND tỉnh Bình Phước cần quyết liệt hơn nữa, đẩy nhanh tiến độ triển khai các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định pháp luật.

Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước) có tổng chiều dài khoảng 140 km. Ảnh nguồn VGP

Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước) có tổng chiều dài khoảng 140 km. Ảnh nguồn VGP

Về Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức đối tác công tư, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư-cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định liên ngành khẩn trương hoàn thành báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, gửi UBND tỉnh Thái Bình trong tháng 8-2023 để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án trong nửa đầu tháng 9-2023.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Nam Định xây dựng Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án để thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định, làm cơ sở triển khai công tác giải phóng mặt bằng.

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kiến nghị của UBND tỉnh Thái Bình về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công Dự án trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trình Quốc hội xem xét, quyết định trong kỳ họp cuối năm 2023.

Bộ Giao thông-Vận tải và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại các Văn bản số 88/TB-VPCP ngày 22-3 -2023, số 5800/VPCP-CN ngày 31-7-2023 của Văn phòng Chính phủ.

Về Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư: Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Văn phòng Quốc hội để đăng ký nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.

Đồng thời, tổng hợp các cơ chế đặc thù theo đề nghị của UBND tỉnh Bình Phước vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trình Quốc hội xem xét, quyết định trong kỳ họp cuối năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.