Cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa phát sinh nhiều vấn đề liên quan đất rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quá trình triển khai tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với hàng loạt các khó khăn phát sinh trong việc xác minh nguồn gốc đất lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Hàng loạt phát sinh khó giải quyết

Lãnh đạo UBND huyện Krông Bông thông tin, tại dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa, địa phương vẫn chưa nhận được các văn bản của cấp thẩm quyền cho phép đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng đối với diện tích đất bị thu hồi thuộc đất lâm nghiệp và chuyển mục đích sử dụng rừng đối với đất lâm nghiệp có rừng. Trong đó, rừng tự nhiên là 40,14ha và rừng sản xuất có đến 35,07ha. UBND huyện chưa đủ cơ sở để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Cơ quan chức năng đang gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm lấn chiếm đất lâm nghiệp để tính mức hỗ trợ, bồi thường. Bởi lẽ, diện tích thu hồi đất đi qua địa bàn huyện chủ yếu là đất lâm nghiệp và có một phần là đất do dân lấn chiếm trái phép để sử dụng từ những năm trước đây.

Việc xác định thời điểm lấn chiếm đất của các cơ quan chuyên môn, các xã căn cứ vào bản đồ kiểm kê hiện trạng đất qua các thời kỳ và bản đồ hiện trạng rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông.

Dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa đang gặp nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến việc xác định nguồn gốc đất, lập phương án bồi thường. Ảnh: Bảo Trung
Dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa đang gặp nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến việc xác định nguồn gốc đất, lập phương án bồi thường. Ảnh: Bảo Trung

Theo UBND huyện Krông Bông, khi căn cứ vào các tài liệu nêu trên vào thực tế, vẫn còn một số trường hợp không chính xác, không phù hợp với thực tế, thời điểm lấn chiếm đất của người dân nên người dân không thống nhất khi công khai phương án đền bù.

Được biết, công tác phối hợp giữa Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông với UBND các xã trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu để có thêm cơ sở cho các xã làm căn cứ xác định nguồn gốc đất, thời điểm người dân lấn chiếm đất còn chưa chặt chẽ, kịp thời, dẫn đến khối lượng hồ sơ chưa được xác nhận nguồn gốc đất rất lớn.

"Linh động" phương án bồi thường

Lãnh đạo UBND huyện M'Đrắk mạnh dạn đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm điều chỉnh quy định hiện hành theo hướng rừng trồng do người dân tự đầu tư thì họ được tận thu và tận dụng cây rừng sau khi bồi thường, hỗ trợ. Giá trị bồi thường, hỗ trợ được tính trên chi phí người dân đã đầu tư mà không tính thu nhập dự kiến và lãi suất ngân hàng.

Bởi lẽ, việc thu hồi đấu giá cây rừng người dân tự trồng các địa phương không thể thực hiện đảm bảo tiến độ, kéo dài thời gian, nhiều thủ tục phức tạp, không quản lý bảo vệ tài sản cây keo.

Khi đến thời điểm thu hồi bán đấu giá, cơ quan chức năng sẽ dễ gây thất thoát tài sản nhà nước vì trên cùng diện tích, nhà nước chỉ bồi thường theo mật độ 1.660 cây/ha nhưng người dân trồng từ 4.000 đến 7.000 cây/ha nên không thể phân loại để thu hồi đấu giá.

UBND huyện Krông Bông cũng yêu cầu chủ đầu tư dự án thành phần 2 (thuộc Ban Quản lý dự án 6, Bộ Giao thông Vận tải) phối hợp với các cơ quan chức năng cấp huyện xác định, cắm lại các mốc giải phóng mặt bằng bị thiếu, không có trên thực địa làm cơ sở cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện công tác kê khai, kiểm đếm.

Trong khi chờ Quyết định chủ trương phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng đối với tuyến chính và các vị trí bãi thải, mỏ đất thì chủ đầu tư dự án không được tác động đến diện tích đất và rừng.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án cao tốc đi Khánh Hòa. Ảnh: Minh Huệ

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án cao tốc đi Khánh Hòa. Ảnh: Minh Huệ

Ông Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - cho rằng, dự án cao tốc là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những địa phương liên quan tập trung đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện công trình, đôn đốc việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Các đơn vị cần dự báo sớm những vấn đề liên quan đến mỏ vật liệu để chủ động giải quyết, tránh tình trạng cạn kiệt vật liệu trong quá trình thi công dự án.

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.