Thu phí, thu giá, thu tiền: Chỉ cần thu đúng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thu phí, thu giá rồi... thu phí, bản chất là thu tiền. Sao cứ loay hoay với cái tên, trong khi điều người dân cần là thu đúng!?

 

Cách đây mấy hôm, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một đại biểu Quốc hội hỏi Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) có nên thực hiện mô hình "chủ tịch tỉnh đi xe máy, bộ trưởng đi xe buýt, giám đốc sở - ngành đi xe đạp" không? Nếu áp dụng mô hình này thì có giảm được ùn tắc giao thông hay không?

Người đứng đầu ngành GTVT hoan nghênh gợi ý này và cho biết sẽ nghiên cứu.

Ảnh: NLĐO
Ảnh: NLĐO



Thực ra, đề xuất đó có tính khả thi thấp, thậm chí nếu áp dụng thì sẽ rất khiên cưỡng. Bởi thực tế là chế độ xe công đối với chủ tịch cấp tỉnh và bộ trưởng đều đã được Bộ Tài chính quy định rất rõ rồi. Cấp xe công cho chủ tịch tỉnh, bộ trưởng, trưởng ngành là để phục vụ công tác, bảo đảm thực hiện hiệu quả công việc được giao; ai lạm dụng, tư lợi thì bị chế tài. Nếu muốn đi xe máy cho tiện lợi hay đi xe đạp để rèn luyện thân thể, đó là quyền riêng của từng người. Người dân nói chung không thích quan chức xênh xang nhưng cũng không hẳn cổ vũ cho quan chức nhất nhất phải như dân thường. Họ chỉ cần "công bộc" ngày đêm tận tụy vì công việc, tận hiến cho nước, tận tâm với dân thì dẫu có muốn ngồi lọng son kiệu tía cũng được.

Nói tóm lại, cái xe chỉ là phương tiện, không phải là giải pháp. Chủ tịch tỉnh, bộ trưởng, trưởng ngành... đi làm bằng xe gì thì cũng không giải quyết được cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông. Mà nên nhớ, kẹt xe nghiêm trọng chỉ xảy ra ở vài thành phố lớn thôi, trong khi gợi ý nói trên có hướng muốn áp dụng cho đại trà.

Có một trường hợp gần giống như vậy, đang diễn ra. Cụ thể, trong dự thảo thông tư thay thế Thông tư 49/2016 của Bộ GTVT quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ (BOT) vừa được bộ này công bố để lấy ý kiến có nội dung "định nghĩa lại" tên gọi trạm thu phí.

Cái tên "trạm thu phí" được dùng trong các văn bản pháp lý, hợp đồng kinh kế, biển hiệu, truyền thông và trong dân chúng đã rất lâu; tới đầu năm 2018, Bộ GTVT đổi thành "trạm thu giá" để phù hợp với Luật Giá. Tên gọi mới bị phản đối gay gắt vì vô nghĩa, buồn cười; Bộ GTVT chỉ đạo tất cả trạm BOT đổi biển tên "thu giá" thành "thu phí" và sau đó soạn dự thảo quy định mới đặt tên là "trạm thu tiền", song vẫn tiếp tục bị chỉ trích. Đến lần này, dự thảo thông tư thay thế Thông tư 49/2016, Bộ GTVT "trả lại tên cho em", gọi là "trạm thu phí"!

Chuyện này khiến ta nhớ tới một truyện cười Việt Nam có tên "Treo biển". Từ cái biển hiệu "Ở đây có bán cá tươi", sau vài lần nghe lời ra tiếng vào, ông chủ quầy cá lần lượt sửa thành "Ở đây có bán cá", "Có bán cá", "Bán cá" rồi "Cá" và cuối cùng dẹp luôn tấm biển. Tuy vậy, khách vẫn biết, tìm đến mua và quầy cá vẫn làm ăn được. Cũng như các trạm BOT, dù có đặt tên là gì thì bản chất vẫn là thu tiền, xe sử dụng dịch vụ đường bộ thì qua trạm phải đóng phí, thế thôi.

Cho nên, đừng loay hoay với hình thức, như cái tên gọi kia, đổi tới đổi lui làm gì cho phiền phức. Nội dung mới là quan trọng, đó là đặt đúng chỗ, thu đúng mức, ắt sẽ tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.

Dương Quang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.