Thủ lĩnh “sao vuông” trên miền biên viễn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm là những nhận xét của đồng chí, đồng đội và cấp trên về anh Hoàng Văn Hưng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ.
Anh Hoàng Văn Hưng đang quán triệt nhiệm vụ cho lực lượng dân quân thường trực. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Anh Hoàng Văn Hưng đang quán triệt nhiệm vụ cho lực lượng dân quân thường trực. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Năm 2002, anh Hoàng Văn Hưng (làng Nú, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đã tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ và được biên chế về Tiểu đoàn Bộ binh 50 (Trung đoàn 991, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh). Sau hai năm rèn luyện trong môi trường quân ngũ, anh trở về địa phương và tham gia lực lượng dân quân xã Ia Nan. Năm 2004, anh được cử đi học lớp Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã. Với quãng thời gian trong quân ngũ và được đào tạo đúng chuyên ngành, cuối năm 2006, anh được bổ nhiệm làm Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự xã Ia Nan.

Trên cương vị mới, anh Hoàng Văn Hưng đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để cùng tập thể Ban Chỉ huy Quân sự xã xây dựng lực lượng dân quân, dân quân thường trực vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Công tác tuyển quân, gọi công dân lên đường nhập ngũ cũng có nhiều chuyển biến.

Hoàng Văn Hưng (người chỉ tay) huấn luyện lực lượng dân quân. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Hoàng Văn Hưng (người chỉ tay) huấn luyện lực lượng dân quân. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Đến năm 2020, anh được điều động về làm Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Ia Pnôn. Là người đứng đầu cơ quan, anh Hoàng Văn Hưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, khi trên địa bàn trình độ dân trí người dân còn thấp, cuộc sống còn nhiều khó khăn nên thanh niên trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự rời quê đi tìm việc làm. Điều này đã ảnh hưởng đến công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và xây dựng lực lượng dân quân. Để giữ chân thanh niên ở lại địa phương lao động, sản xuất, anh Hưng đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương làm việc với các Công ty cao su trên địa bàn tuyển thanh niên trong xã vào làm công nhân cạo mủ. Đồng thời phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện để các hội viên, đoàn viên vay vốn phát triển sản xuất trên mảnh đất quê hương.

Nhờ những giải pháp cụ thể ấy, lực lượng thanh niên trong xã đã ở lại địa phương chăm lo lao động sản xuất, đồng thời tham gia vào lực lượng dân quân nên công tác đăng ký, gọi hỏi công dân nhập ngũ cũng thuận lợi hơn. Nhiều năm liền, xã Ia Pnôn đã hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt. Nhiều thanh niên trước đây không muốn tham gia lực lượng dân quân, nhưng nay đã tình nguyện tham gia để bảo vệ bình yên cho thôn, làng.

Hoàng Văn Hưng chủ trì họp triển khai công việc. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Hoàng Văn Hưng chủ trì họp triển khai công việc. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Trò chuyện với chúng tôi, Hoàng Văn Hưng chia sẻ: “Để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tôi luôn thực hiện phương châm “cùng ăn cùng ở, cùng làm và cùng giúp đỡ" người dân. Khi bà con đã hiểu ra thì họ luôn chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là các gia đình, dòng họ đã vận động, giải thích để con em thực hiện nghĩa vụ quân sự nên tỷ lệ thanh niên của xã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ luôn đạt trên 80%”.

Là một xã biên giới, nên xã Ia Pnôn luôn duy trì Tiểu đội dân quân thường trực có mặt tại trụ sở 24/24 giờ để trực sẵn sàng chiến đấu, tham gia cứu hộ, cứu nạn. Để đảm bảo cho đời sống của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, anh Hoàng Văn Hưng đã phát động phong trào tăng gia sản xuất. Đến nay, Tiểu đội dân quân thường trực của xã đã có 300 m2 đất trồng các loại rau và khu chăn nuôi riêng biệt. Mô hình này cũng đã được Quân khu 5 đánh giá cao và đang được chỉ đạo để nhân rộng trên địa bàn. Với những đóng góp của mình, anh Hưng nhiều năm liền được công nhận là chiến sĩ tiên tiến, chiến sĩ thi đua và nhiều bằng khen, giấy khen của cấp trên.

Lực lượng dân quân xã Ia Pnôn giúp dân thu hoạch lúa: Ảnh: Vĩnh Hoàng

Lực lượng dân quân xã Ia Pnôn giúp dân thu hoạch lúa: Ảnh: Vĩnh Hoàng

Thượng tá Lê Đình Thanh- Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Cơ-cho biết: Đồng chí Hoàng Văn Hưng là một Chỉ huy trưởng năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bản thân đồng chí có nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng tại địa phương. Đặc biệt, đồng chí đã tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương đưa ra nhiều giải pháp để củng cố quốc phòng, an ninh; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trên địa bàn đảm bảo an ninh trật tự, giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo và xóa bỏ các hũ tục lạc hậu.

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.