Thời điểm then chốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.

Nhiều tài sản có giá trị lớn đã bị hư hỏng như nhà xưởng, tàu thuyền, phương tiện giao thông, máy móc, trang thiết bị, hàng hóa... Việc khôi phục sản xuất-kinh doanh hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế.

Đây là thời điểm rất cần những chính sách kinh tế phù hợp để nhanh chóng tái thiết, khôi phục sản xuất-kinh doanh, góp phần giảm thiệt hại về lâu dài của cơn bão, bảo đảm sinh kế cho người dân. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất các chính sách hỗ trợ đơn vị sản xuất - kinh doanh chịu thiệt hại bởi bão số 3.

Cụ thể, chúng tôi đề xuất cân nhắc tăng mức tiền hỗ trợ đối với nhóm ngành, lĩnh vực, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi bão số 3, bao gồm tàu cá khai thác thủy hải sản, tàu du lịch, lồng bè nuôi trồng thủy hải sản và mở rộng cho cả DN nuôi trồng thủy hải sản. Biện pháp hỗ trợ có thể là miễn tiền thuê mặt nước cho các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản đến hết năm 2025; miễn lệ phí ra vào cảng biển, cảng bến thủy nội địa, phí sử dụng vị trí neo đậu trong khoảng 6 tháng đến 1 năm.

Đồng thời, đề xuất nhà nước hỗ trợ 50%-70% chi phí mua bảo hiểm cho các loại tàu cá, tàu du lịch đến hết năm 2025; cân nhắc miễn, giảm 50% số thuế GTGT, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân trong khoảng 4 - 6 tháng; cân nhắc giảm các khoản nộp cho BHXH trong 4 - 6 tháng...

Đối với các ngành, lĩnh vực khác tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ, đề xuất nhanh chóng thực hiện biện pháp hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp tại Nghị định 02/2017. Đồng thời, mở rộng diện được nhận hỗ trợ gồm cả các DN sản xuất nông nghiệp chịu thiệt hại bởi bão lũ và cân nhắc nâng mức hỗ trợ phù hợp.

Cân nhắc giảm thuế GTGT đối với xăng dầu từ mức 10% xuống 8% từ tháng 9 đến tháng 12-2024 đối với cơ sở bán lẻ xăng dầu tại các địa phương chịu thiệt hại bởi bão lũ, đặc biệt là các địa phương vùng núi phía Bắc. Cân nhắc tiếp tục gia hạn thời điểm nộp thuế GTGT, thu nhập DN và tiền thuê đất cho DN tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ sang năm 2025; giãn thời điểm nộp các khoản cho BHXH từ 4-6 tháng.

Bên cạnh đó, tiếp tục gia hạn thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tại Thông tư 02/2023 và Thông tư 06/2024 của Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho các nghĩa vụ trả nợ từ nay đến tháng 6-2025 đối với các khoản vay của khách hàng sản xuất - kinh doanh tại khu vực chịu ảnh hưởng của bão.

Chúng tôi cũng đề xuất Thủ tướng chỉ đạo chi Quỹ Phòng chống thiên tai để cứu trợ, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đây là quỹ do DN và người lao động đóng góp và đến năm 2023 còn kết dư gần 2.000 tỉ đồng.

ĐẬU ANH TUẤN-Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Theo Phương Nhung ghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.