Thị trấn Phú Thiện hướng tới xây dựng đô thị văn minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với sự đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm cao, trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Phú Thiện đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của địa phương, tiến tới xây dựng đô thị văn minh.
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ thị trấn Phú Thiện đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Diện tích gieo trồng bình quân hàng năm đạt 3.205 ha, trong đó có 120 ha lúa sản xuất theo cánh đồng 1 giống. Trong sản xuất lúa nước, nông dân đã áp dụng cơ giới hóa hơn 95% vào các khâu làm đất, gieo sạ, thu hoạch. Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 18,7%; thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 35 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm, đến nay còn 6,4%...
 Một góc thị trấn Phú Thiện. Ảnh: T.D
Một góc thị trấn Phú Thiện. Ảnh: T.D
Nhờ sự hỗ trợ của địa phương, gia đình ông Trần Xuân Đoan (tổ 13) đã triển khai mô hình trồng rau trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP, đem lại thu nhập ổn định. Ông Đoan cho biết: “Từ khi chuyển sang sản xuất rau trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP, kinh tế của gia đình tôi ngày càng ổn định hơn. Việc sản xuất theo mô hình này rất hiệu quả, rau quả sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn nên rất được thị trường ưa chuộng, không lo về đầu ra. Được sự giúp đỡ của cấp trên, chúng tôi vừa ra mắt hội nghề nghiệp sản xuất rau củ quả an toàn tại địa bàn nhằm giúp các hội viên trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất cũng như liên kết chuỗi giá trị, tạo đầu ra ổn định hơn”.
Đi đôi với phát triển kinh tế, Đảng bộ thị trấn cũng quan tâm phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa-xã hội. Hiện trên địa bàn thị trấn đã có 3/7 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; công tác duy trì sĩ số học sinh được đảm bảo. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh” được triển khai sâu rộng với nhiều nội dung phong phú, sát với tình hình thực tiễn và các chương trình lớn của địa phương. Trên địa bàn thị trấn có 41/52 cơ quan, đơn vị được công nhận danh hiệu văn hóa, chiếm 80,3%; 11/13  tổ dân phố văn hóa, chiếm 84,6%; có 3.577 hộ gia đình văn hóa, đạt 76%... Ông Phạm Sán (tổ 8) cho biết: “Người dân trong tổ luôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy, mọi công việc, từ vệ sinh đường làng ngõ xóm, làm con đường hoa, xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa cũng như giúp nhau phát triển kinh tế gia đình khi triển khai luôn được người dân hưởng ứng, tích cực thực hiện. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, trên địa bàn tổ không còn hộ nghèo; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn đảm bảo”.
Đặc biệt, công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức luôn được Đảng bộ thị trấn đặc biệt chú trọng. Đảng bộ thường xuyên quán triệt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo chủ đề hàng năm gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu. Nhờ vậy, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng không ngừng được nâng lên. 5 năm qua, Đảng bộ thị trấn đã kết nạp mới 89 đảng viên. Đến nay, toàn Đảng bộ có 390 đảng viên. Tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hàng năm đạt 72,2%; gần 51% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh.
Ông Nguyễn Hoài Nam-Bí thư Đảng ủy thị trấn Phú Thiện-cho biết: Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo và phát triển”, nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thị trấn tập trung các nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, tạo điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn gắn với việc chỉnh trang đô thị, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng, trật tự đô thị. Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Nâng cao chất lượng dạy và học, tăng cường các giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; phấn đấu xây dựng thị trấn Phú Thiện đạt chuẩn văn minh đô thị.
TẤN DŨNG

Có thể bạn quan tâm

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.