Thế giới lên án lối hành xử của Bắc Kinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nước liên quan cần chuẩn bị những biện pháp, có thể là trừng phạt, nếu Bắc Kinh vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hôm 7-5 tuyên bố việc tàu Trung Quốc cố tình đâm vào các tàu của Việt Nam là cách hành xử nguy hiểm và mang tính hăm dọa.

Động cơ chính trị

Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 8-5 cho biết nước này “cực kỳ lo ngại” về những hành động đơn phương và khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông. Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida cũng chỉ trích Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Tương tự, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore bày tỏ lo ngại về những diễn biến mới tại biển Đông, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế.

 

 Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam


Bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình hôm 8-5 biện hộ vụ việc trên biển Đông không phải là “đụng độ”, đồng thời cho rằng hai bên có thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Tuy nhiên, ông Gordon G. Chang (Chương Gia Đôn)-chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, châu Á và chống phổ biến vũ khí hạt nhân - đã chỉ rõ sự hung hăng của Bắc Kinh khi cho biết vụ việc đánh dấu 2 bước leo thang quan trọng. Thứ nhất, lần đầu tiên Trung Quốc kéo giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thứ hai, đây cũng là lần đầu tiên Bắc Kinh công khai sử dụng tàu vỏ xám (tàu quân sự) để hỗ trợ chặt chẽ các tàu vỏ trắng (lực lượng Hải cảnh, Ngư chính, Hải giám) nhằm theo đuổi các yêu sách chủ quyền trên biển Đông.

Lý giải về nguyên nhân Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, ông Ngô Sĩ Tồn-Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc gia Trung Quốc về biển Đông-cho rằng đây là một “bài kiểm tra” đối với ý chí chính trị của Trung Quốc. Ông nói với Reuters: “Nếu chúng tôi dừng công việc ngay khi Việt Nam phản đối, chúng tôi sẽ không thể đạt được điều gì ở biển Đông”. Một quan chức giấu tên trong ngành dầu khí Trung Quốc cũng nhận định động thái trên hoàn toàn mang động cơ chính trị. Người này cho biết: “Điều này phản ánh ý chí của chính phủ Trung Quốc và cũng liên quan tới chiến lược của Mỹ ở châu Á. Đây không phải là một quyết định có tính thương mại”.

Ý đồ độc chiếm tài nguyên

Theo báo The Wall Street Journal (Mỹ), cuộc đối đầu mới nhất này cũng chứng thực vai trò của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) trong việc thúc đẩy các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh, bất chấp việc lãnh đạo doanh nghiệp này luôn khẳng định chỉ quan tâm đến lợi nhuận.

Tạp chí The Diplomat nhận định nếu việc vụ giàn khoan nhằm phát đi một thông điệp chính trị thì thông điệp này hoàn toàn rõ ràng: Bắc Kinh có ý khai thác tài nguyên bên trong cái gọi là “đường 9 đoạn” phi lý bất chấp sự phản đối của các nước khác có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông hoặc Mỹ.

Nhiều học giả về an ninh cho rằng sự leo thang căng thẳng mới nhất ở biển Đông là kết quả tích tụ từ việc mất niềm tin sâu sắc của các nước trong khu vực đối với những dự định của Trung Quốc, sự hung hăng ngày một tăng của Bắc Kinh và sự thiếu vắng những cơ chế để ngăn chặn và xử lý khủng hoảng. Theo 2 chuyên gia Ernest Bower và Gregory Poling của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS-Mỹ), bước đi trên cho thấy ý đồ của Trung Quốc trong việc kiểm tra quyết tâm của Việt Nam, ASEAN và Mỹ...

Trả lời phỏng vấn TTXVN tại Mỹ, ông Andrew Billo-học giả chuyên nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á thuộc Hội châu Á-khẳng định hành động của Trung Quốc là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Ngoài ra, đây rõ ràng là sự thất bại của Trung Quốc trong trách nhiệm phải hành động theo Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã ký với ASEAN.

Trong bài viết trên báo The Times of India hôm 7-5, ông S.D. Pradhan-cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ-đánh giá hành động mới nhất của Trung Quốc cho thấy chủ nghĩa bành trướng của nước này không ngừng gia tăng. Ông kêu gọi Mỹ, Nhật Bản, các nước ASEAN, Nga, Úc và Ấn Độ nên chung tay gây áp lực buộc Trung Quốc từ bỏ những chính sách hiếu chiến đối với các quốc gia láng giềng. Các nước này cũng cần chuẩn bị áp dụng những biện pháp, có thể là trừng phạt, nếu Bắc Kinh vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế.

Theo nld

Có thể bạn quan tâm

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.