Thành phố Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-3-2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo UBND TPHCM, khi TP Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-3-2021 thì HĐND quận 2, 9 và Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ tại thời điểm này.
Sáng 24-12, Bộ Nội vụ và UBND TPHCM tổ chức phiên họp (phiên thứ 2) ban soạn thảo, tổ biên tập dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM.
Tham dự phiên họp có các đồng chí: Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ…
 
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VIỆT DŨNG
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VIỆT DŨNG
Có thêm người làm việc thời vụ tại các quận, phường?
Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, sau phiên họp góp ý lần 1 vào ngày 19-12, các ý kiến góp ý đã được khẩn trương tổng hợp để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM.
Dự thảo mới nhất gồm 8 Chương, 46 Điều (tăng 1 Chương, 2 Điều so với dự thảo góp ý ngày 19-12).
Trong đó, Chương 1 là Quy định chung.
Chương 2 về tổ chức và hoạt động của UBND quận, chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận.
Chương 3 về tổ chức và hoạt động của UBND phường, chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường.
Chương 4 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP thuộc TPHCM.
Chương 5 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức làm việc tại UBND quận và UBND phường.
Chương 6 về lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường.
Chương 7 về tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Chương 8 về điều khoản thi hành.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đề nghị các đại biểu góp ý thêm về các vấn đề liên quan đến bộ máy chính quyền quận, phường; về vai trò, đảm bảo chặt chẽ khi thực hiện chế độ thủ trưởng trong hoạt động của UBND quận, phường…
Đặc biệt, trong quản lý đô thị ở quận, phường, có các công việc mang tính thời hạn, cần tập trung lực lượng để hoàn thành kịp thời để cơ quan hành chính cấp quận và phường đáp ứng được sự hài lòng của người dân.
Như vậy, trong giai đoạn nhất định, có nên quy định là UBND quận, UBND phường có thể ký hợp đồng trong một số trường hợp để hỗ trợ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ không? Có nên thêm người làm việc thời vụ, cùng phối hợp với công chức giải quyết công vụ?
 
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VIỆT DŨNG
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VIỆT DŨNG
Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, việc có thêm người làm thời vụ trong những thời điểm nhất định đảm bảo nền công vụ bên cạnh sự ổn định thì vẫn có sự năng động, linh hoạt để cơ quan nhà nước đảm bảo phục vụ dân tốt nhất.
Liên quan đến thành lập TP Thủ Đức tại TPHCM, dự thảo Nghị định có Chương 4 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP thuộc TPHCM. Điều 28, Chương 4 quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của UBND TP thuộc TPHCM.
Vận dụng những điều kiện tốt nhất giúp TP Thủ Đức phát triển
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nhận xét, các thành viên trong ban soạn thảo, tổ biên tập, các sở, ngành, quận, huyện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho dự thảo Nghị định trong phiên họp ngày 19-12. Sau phiên họp trên, UBND TPHCM đã chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục góp ý sâu, kèm theo thuyết minh về các góp ý.
 
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VIỆT DŨNG
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VIỆT DŨNG
Đồng chí Nguyễn Thành Phong thông tin, dự kiến ngày 31-12, TPHCM tổ chức lễ công bố Nghị quyết 1111 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức. Dự kiến đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội sẽ tham dự.
Về số lượng Phó Chủ tịch TP Thủ Đức, dự thảo quy định không quá 4 Phó Chủ tịch. Trong khi đó, các cơ quan chuyên môn thuộc TP Thủ Đức có không quá 13 phòng, gồm 10 phòng theo Nghị định số 108/2020/NĐ-CP và 3 cơ quan khác.
Dựa trên tình hình thực tiễn TP Thủ Đức là trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ cao, nên vai trò của Khoa học – Công nghệ rất quan trọng và cần thiết thành lập Phòng Khoa học - Công nghệ.
Riêng về nội dung cơ chế đặc thù phát triển TP Thủ Đức, TPHCM kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định riêng. Đồng chí Nguyễn Thành Phong khẳng định, trong khi chưa thể triển khai chính sách đặc thù thì sẽ vận dụng những điều kiện tốt nhất giúp TP Thủ Đức phát triển.
TP Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-3-2021
Trong văn bản góp ý gửi Bộ Nội vụ, về ngân sách, UBND TPHCM đề nghị bổ sung 1 khoản có nội dung: "UBND phường và các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc TP thuộc TPHCM lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách năm 2020 và những tháng năm 2021 (khi còn là đơn vị thuộc 3 quận 2, 9 và Thủ Đức), báo cáo Phòng Tài chính – Kế hoạch TP thuộc TPHCM để xét duyệt, thẩm định và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách, báo cáo UBND TP thuộc TPHCM.
UBND TP thuộc TPHCM lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp phê chuẩn quyết toán thu ngân sách nhà nước, thu, chi ngân sách địa phương năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 của quận 2, 9, Thủ Đức và báo cáo UBND TPHCM, Sở Tài chính TPHCM”.
Lý do của đề nghị trên, theo UBND TPHCM, Điều 134 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định về tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp, tại khoản 1 có nêu: “Trường hợp nhiều đơn vị hành chính nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu HĐND của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành HĐND của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ”.
Trong khi đó, khi TP Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-3-2021 thì HĐND quận 2, 9 và Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ tại thời điểm này.
Do đó, UBND TPHCM kiến nghị vận dụng quy định nêu trên để quy định việc xử lý các nhiệm vụ về tài chính – ngân sách còn tồn đọng thuộc thẩm quyền của HĐND quận 2, 9 và Thủ Đức trước khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập; trong đó có nội dung quyết toán thu ngân sách nhà nước, thu, chi ngân sách địa phương năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021 của quận 2, 9 và Thủ Đức.
MẠNH HÒA (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất