Thành lập thị xã Chơn Thành và thị trấn Bình Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua 2 dự thảo Nghị quyết về việc thành lập thị trấn Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; thành lập thị xã Chơn Thành và thành lập các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

 Toàn cảnh phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11.8. Ảnh: Phạm Thắng
Toàn cảnh phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11.8. Ảnh: Phạm Thắng


Tiếp tục phiên họp thứ 14, sáng 11.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự thảo Nghị quyết về: Thành lập thị trấn Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và thị xã Chơn Thành (cùng các phường thuộc thị xã Chơn Thành), tỉnh Bình Phước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo huyện Cai Lậy tổ chức lấy ý kiến cử tri của xã Bình Phú về phương án thành lập thị trấn và 100% cử tri đã đồng thuận.

Thành lập thị trấn Bình Phú thuộc huyện Cai Lậy trên cơ sở nguyên trạng 19,07km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 18.502 người của xã Bình Phú, huyện Cai Lậy.

Thành lập thị xã Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước trên cơ sở nguyên trạng 390,34km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 121.083 người của huyện Chơn Thành.

Thành lập 5 phường Hưng Long, Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành thuộc thị xã Chơn Thành trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Chơn Thành và 4 xã Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành thuộc huyện Chơn Thành.

Thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với sự cần thiết thành lập thị trấn Bình Phú thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trên cơ sở nguyên trạng xã Bình Phú với những lý do nêu trong tờ trình của Chính phủ. Hồ sơ đề án đã bảo đảm đầy đủ các tài liệu theo đúng quy định.

Về việc thành lập TAND, VKSND thị xã Chơn Thành: Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đã có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có văn bản tham gia thẩm tra, trong đó thống nhất với đề nghị của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC.  

Ủy ban Pháp luật nhận thấy, trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đô thị, phát triển đô thị bền vững. Khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển đô thị thời gian qua như tình trạng “chất lượng đô thị chưa cao, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ yếu, gây lãng phí về đất đai”.

Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu “khắc phục triệt để tình trạng nâng loại đô thị khi chưa đủ tiêu chí”. Do vậy, việc công nhận loại đô thị hay quyết định thành lập các đơn vị hành chính đô thị cần được xem xét, đánh giá một cách thận trọng, kỹ lưỡng, thực chất. Bảo đảm phù hợp với chất lượng hiện có của đô thị cũng như yêu cầu phát triển của thời kỳ mới.

Do đó, Ủy ban Pháp luật đã đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập thị xã Chơn Thành và các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước để Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định.

Trường hợp được thông qua Nghị quyết, Ủy ban Pháp luật đề nghị xác định ngày có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là từ ngày 1.10.2022 để các cơ quan, tổ chức và địa phương kịp thời kiện toàn tổ chức. Đồng thời, thay đổi con dấu và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của đơn vị hành chính mới được thành lập.

Cuối phiên họp, 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết đồng ý thành lập thị trấn Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; thành lập thị xã Chơn Thành và các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.


https://laodong.vn/thoi-su/thanh-lap-thi-xa-chon-thanh-va-thi-tran-binh-phu-1079601.ldo

Theo PHẠM ĐÔNG (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất