Thành An: Phát huy hiệu quả tổ tự quản bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chỉ sau thời gian ngắn triển khai, mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” do Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thành An (thị xã An Khê) phát động đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Dẫn chúng tôi dạo một vòng trong thôn, bà Nguyễn Thị Dung-Phó Trưởng thôn 3 (xã Thành An) cho hay: “Thôn 3 có 201 hộ với 774 khẩu. Từ ngày có Tổ tự quản “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”, tình trạng vứt rác bừa bãi nơi công cộng đã chấm dứt; người dân trồng hoa, cây cảnh dọc lối đi, tạo cảnh quan đường làng ngõ xóm xanh-sạch-đẹp”. 
 Người dân thôn 6 (xã Thành An, thị xã An Khê) dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Ảnh: N.M
Người dân thôn 6 (xã Thành An, thị xã An Khê) dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Ảnh: N.M
Cuối tháng 9 vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thành An đã quyết định thành lập Tổ tự quản “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” thôn 3 với 15 thành viên, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, phát huy tính dân chủ và tự giác của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường; kiểm tra những nội dung đã cam kết của các hộ dân. Bà Nguyễn Thị Phương-Tổ trưởng tổ tự quản-chia sẻ: Để nâng cao nhận thức của người dân trong việc chung tay bảo vệ môi trường, tổ tự quản đã phối hợp với Ban Nhân dân thôn, chi hội, chi đoàn lồng ghép vào các buổi họp thôn, sinh hoạt các hội, đoàn thể nhằm tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường ở khu dân cư. Tăng cường phát động nhân dân tham gia tổng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khai thông cống rãnh; vận động các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm xử lý chuồng trại để không gây ô nhiễm môi trường… Thông qua các hoạt động đó mà ý thức trách nhiệm của người dân trong việc chung tay bảo vệ môi trường được nâng lên. 
Chị Nguyễn Thị Kim Ý (thôn 3) chia sẻ: Cứ nghĩ vứt rác ra những nơi xa khu dân cư, vắng người sẽ không gây ảnh hưởng đến ai nên tranh thủ những lúc đi làm ruộng, chị thường mang theo rác đến bỏ tại đó. Sau khi được tổ tự quản tuyên truyền, hướng dẫn phân loại xử lý rác thải ngay tại gia đình, chị đã tích cực hưởng ứng. Chị Ý bộc bạch: “Qua hướng dẫn, tôi đã biết cách phân loại, đào hố chôn lấp rác. Tôi thấy việc này không những thể hiện trách nhiệm của người dân trong việc chung tay bảo vệ môi trường mà còn hình thành thói quen bỏ rác đúng nơi quy định cho cả người lớn và trẻ em”.
Song song với việc tích cực bảo vệ môi trường, người dân thôn 3 còn tham gia góp các loại rác tái chế như vỏ chai nhựa, lon bia, lon nước ngọt… để gây dựng “Quỹ tương trợ cộng đồng”. “Những loại rác tái chế được bỏ vào 2 thùng nhựa (do UBND thị xã An Khê hỗ trợ), đặt ở vị trí thuận lợi để mọi người cùng góp. Vào ngày 25 hàng tháng, Ban công tác Mặt trận thôn sẽ đem bán số rác thải này để góp tiền giúp đỡ các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong thôn”-bà Phương nói.
Trước đó, nhằm gìn giữ, bảo vệ môi trường trong khu dân cư, người dân thôn 6 (xã Thành An) cũng đã chủ động lập nhóm tự phát bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nòng cốt là những thành viên nhóm tự phát trên, đầu tháng 9-2016, Tổ tự quản bảo vệ môi trường khu dân cư thôn 6 đã chính thức được thành lập với 15 thành viên. Ông Hồ Ngọc Anh-Tổ trưởng tổ tự quản-cho hay: “Trước đây, tình trạng người dân trong thôn vứt rác bừa bãi diễn ra thường xuyên. Tại nhiều đoạn đường thưa người qua lại, người dân mang rác vứt bỏ ở đó lâu dần trở thành bãi tập kết rác, gây ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó, tôi đã vận động một số người dân trong thôn thành lập nhóm tự quản bảo vệ môi trường, phối hợp với Ban Nhân dân thôn, Ban công tác Mặt trận vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm sạch sẽ các ngày lễ lớn; vận động nhân dân trồng, chăm sóc vườn hoa trước nhà tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp”. Theo ông Anh, nhờ tuyên truyền, vận động nhân dân cùng thực hiện có hiệu quả các quy ước về bảo vệ môi trường, hơn 90% số hộ trong thôn đã tham gia đăng ký thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Trên địa bàn hiện không còn điểm tập kết rác thải gây ô nhiễm.  
Bà Nguyễn Thị Thanh-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thành An-cho biết: Đến nay, trên địa bàn xã đã có 2 thôn có mô hình tổ tự quản bảo vệ môi trường. Thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã sẽ phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương nhân rộng mô hình sang các thôn còn lại; đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.