Tháng 5 của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày nghỉ hè ít ỏi, tôi được về bên mẹ. Nhận ra niềm hạnh phúc len lỏi trong từng nhịp đập trái tim vì vẫn còn có mẹ bên đời. Còn mẹ là còn tất cả.
Tháng 5, đi dưới những tàng cây xanh mướt đã nghe ve sầu tấu khúc đồng ca bất tận, đánh thức bao thương mến trong veo. Bằng lăng dịu dàng thắp lên giữa khung trời một sắc tím nao lòng. Những ngọn gió thanh lành, thổi qua giấc mơ trưa xa vắng. Tiếng chim cu gáy gọi bạn trầm ấm từ vòm cây cổ thụ. Tiếng chào mào chuyền cành lảnh lót. Tiếng sẻ nâu ríu ran sà xuống khoảng sân nắng vàng. Tất cả thành một ban nhạc đồng quê, râm ran suốt cả miền thơ ấu.
Mùa này, nắng sóng sánh cả xóm làng, đồng bãi. Mẹ trải thóc ra phơi trước sân, thóc vừa gặt còn vương hương rơm rạ, bùn đất, hòa vào nắng một mùi thơm nguyên sơ, thân thuộc. Cả khoảnh sân vuông như được khoác màu áo mới. Vô vàn hạt thóc chắc mẩy, tròn đầy, đan thành tấm thảm vàng óng giữa “biển” nắng mênh mông.
Mẹ còn dặn tôi phải canh chừng lũ chim sẻ. Những ngày phơi thóc, mẹ rào lưới ở góc vườn rồi dồn đàn gà vào đấy để chúng không mổ thóc trộm. Những con gà trống, gà mái mẹ chăm kỹ, đuôi cong, chân dài, bộ lông óng mượt, con nào cũng no nê với cái diều căng.
Tháng 5, ở phố những trưa trời rực nắng, thèm sao một ngọn gió quê kiểng, một gàu nước mát lành. Những ngày hè ở quê, đến trưa lại thấy cha ra giếng xối lên người gàu nước trong vắt. Ngày xưa chưa có máy bơm, dáng mẹ liêu xiêu gánh từng thùng nước đổ đầy chum vại, rồi lại quày quả gánh nước tưới rau. Mùa hè khô hanh, đất cũng khát như người, mẹ phải tưới cả 2 buổi sáng, chiều để giữ màu xanh cho cây trái.
Đêm tháng 5, mới sớm ra đã thấy nắng chan hòa khắp đất trời. Ngày dài hơn, đêm ngắn lại như chỉ bằng vài cái trở mình của mẹ. Gót chân mẹ phồng rộp, sần chai dần từ những rổ rau, gánh cá chạy chợ, những thùng nước đầy, những tiếng rao chát mặn mồ hôi…
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Ngày nắng, chợt thèm chén chè đậu xanh, đậu đen buổi trưa hè của mẹ. Chè nào do mẹ nấu tôi cũng thích ăn. Bao năm rồi xa miền thơ ấu, nhưng những háo hức, đợi trông lúc nhỏ vẫn vẹn nguyên trong tôi. Đó là những lúc ngồi bên mẹ trong gian bếp thân thuộc, nôn nao đợi chè “tới nước đường” như lời mẹ nói, khi ấy nồi chè được nhắc xuống để nguội. Cả nhà quây quần bên nồi chè mát lạnh, ngọt thanh.
Sau này, mọi thứ dường như đều đổi thay, duy chỉ có vị chè mẹ nấu bao nhiêu năm vẫn vậy. Vẫn lành ngọt như tấm lòng của mẹ, chắt chiu những đợi chờ ngày ngày, tháng tháng. Nhưng có lẽ vị chè của mẹ giờ đây, có cả vị của ký ức, vị của thời gian.
Những ngày nghỉ hè ít ỏi, tôi được về bên mẹ. Nhận ra niềm hạnh phúc len lỏi trong từng nhịp đập trái tim vì vẫn còn có mẹ bên đời. Còn mẹ là còn tất cả. Chiều nay, ngồi nghe gió lao xao trên tán cây mùa hạ, mây thong dong cuối trời, tháng 5 bỗng lành hiền, nhẹ bẫng như một giấc mơ qua.
TRẦN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.