Tết bình thường mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chúng ta đang chuẩn bị đón một cái Tết nguyên đán không như mọi năm khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường.

Một năm trước, Tết Canh Tý 2020, dịch Covid-19 đã bùng phát ở quốc gia láng giềng nhưng chưa lây lan ra khắp thế giới, trong đó có nước ta. Dù cũng đã cảnh giác với dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm song việc đón Tết vui Xuân với người dân chúng ta vẫn gần như diễn ra bình thường như bao Tết cổ truyền khác.

Còn Tết Tân Sửu năm nay, mọi thứ đã hoàn toàn khác khi đại dịch Covid-19 lây lan, hoành hành khắp thế giới, gây thiệt hại nặng nề, làm đảo lộn đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cuộc sống của mỗi gia đình.

 

Các y bác sĩ ở tỉnh Gia Lai căng mình dập dịch Covid-19 Ảnh: HOÀNG THANH
Các y bác sĩ ở tỉnh Gia Lai căng mình dập dịch Covid-19 Ảnh: HOÀNG THANH


Việt Nam dù là một trong số ít những nước kiểm soát, khống chế hiệu quả dịch Covid-19 nhưng cũng chịu những thiệt hại không nhỏ. Ngay trong những ngày Tết đến Xuân về này, đợt bùng phát dịch thứ ba chỉ mới từ ngày 25-1 đến 6-2 đã khiến gần 400 người ở 11 tỉnh, thành mắc bệnh. Ðáng lo nhất là nhiều ca bệnh trong số này nhiễm SARS-CoV-2 chủng mới, có tốc độ lây lan nhanh hơn tới 70% so với chủng cũ.

Tết là sum vầy, đoàn viên nhưng dịch bệnh khiến rất nhiều người không thể đoàn tụ bên người thân nơi quê hương; rất nhiều người phải giới hạn đi lại, sinh hoạt trong những nơi bị phong tỏa, cách ly phòng chống dịch. Có tới 75% công nhân ở các KCX-KCN tại TP HCM quyết định ở lại, không về quê như những dịp Tết nguyên đán trước.

Để có một cái Tết cổ truyền vui tươi, an lành, biết bao người đã phải chịu hy sinh, vất vả, thiệt thòi. Đó là những chiến sĩ biên phòng, bộ đội, công an ngày đêm căng sức gồng mình nơi biên cương; là những y - bác sĩ, nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch; là những công nhân, người lao động gạt bỏ mong mỏi đón Tết bên người thân ở quê nhà để ở lại nơi làm việc; là những thầy cô, cha mẹ tình nguyện vào điểm cách ly với học sinh... Tất cả đều mong mỏi người dân, đất nước được hưởng một cái Tết cổ truyền an toàn, trọn vẹn niềm vui.

Mỗi người chúng ta cần nêu cao ý thức tự giác, trách nhiệm công dân, thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch Covid-19, tuân thủ nguyên tắc "5K". Bức tường thành chống dịch chỉ trở nên vững chắc khi mọi công dân đều có ý thức trách nhiệm, chung sức đồng lòng để không có một kẽ hở, lỗ rò rỉ nào. Chỉ cần một vài cá nhân ích kỷ, không tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch cũng đủ để con virus SARS-CoV-2 quái ác len lỏi, phá vỡ bức tường thành chống dịch mà người dân cả nước dày công xây đắp nên.

Mọi người hãy vì mình, mình vì mọi người. Tin rằng nếu mỗi người đều tư duy, hành động với ý thức trách nhiệm phòng chống dịch bệnh, chúng ta sẽ có một cái Tết Tân Sửu 2021 - Tết bình thường mới vui tươi, an lành.

Theo PHẠM DƯƠNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.