Tạo dựng nền tảng ý thức cho thế hệ trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chứng kiến niềm vui của các em học sinh khi tham gia các phong trào, các cuộc thi về tình yêu quê hương đất nước lồng ghép với nội dung bảo vệ chủ quyền đất nước, các thầy cô cũng như phụ huynh đều vui mừng, phấn khởi.

Bởi không chỉ có các em học sinh được tuyên truyền, giáo dục mà chính người lớn cũng được vun đắp thêm tình cảm và ý thức.

Thời gian gần đây, nhiều phong trào được tổ chức trên khắp cả nước và đã đem lại hiệu ứng tích cực. Có thể kể đến hoạt động giáo dục chuyên đề “Bảo vệ biên giới quốc gia trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Hoạt động giáo dục tập trung môn Giáo dục địa phương ở Gia Lai đã đem những kiến thức, thông tin mà trước đây các học sinh chưa chú ý đến.

Trên bình diện địa phương thì việc hiểu rõ giới hạn lãnh thổ của nước mình với nước bạn cũng là truyền thông tin và tác động đến ý thức mỗi học sinh về lãnh thổ của nước ta. Qua đó, hình thành nền tảng ý thức tìm hiểu thêm thông tin về chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.

minhnhattt.jpg
Hội đồng Đội Trung ương trao tặng bản đồ Việt Nam cho Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP. Pleiku). Ảnh: Minh Nhật

Những thông tin tuyên truyền, giáo dục tưởng khô khan nhưng đem lại hiệu quả tốt cho việc tạo dựng ý thức cho học sinh là điều chúng ta cần thực hiện mạnh mẽ hơn. Việc truyền đạt kiến thức trên trường lớp có thể chưa đủ đem đến hứng khởi như các hoạt động ngoại khóa.

Chúng ta cần tạo sự tương tác, giao lưu, học hỏi giữa học sinh với nhau, kéo theo sự tham gia của cộng đồng kết hợp với nhà trường để tuyên truyền, tạo dựng ý thức, lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Đó cũng chính là thành công của tỉnh Khánh Hòa trong công tác giáo dục và đào tạo toàn diện hơn cho học sinh. Nội dung về giáo dục chủ quyền biển đảo đã được ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đưa vào chương trình chính khóa ở trường phổ thông. Các trường ở Khánh Hòa cũng tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về tình yêu biển đảo, truyền thông mạnh mẽ nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh.

Gia đình là tế bào của xã hội. Một đứa trẻ được hưởng sự giáo dục của gia đình, nhà trường và cả xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng nhất. Việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là chủ quyền biển đảo Tổ quốc cho học sinh còn có tác dụng tích cực khác là “tuyên truyền ngược” lại phụ huynh.

Trong đó, kết hợp lấy phụ huynh làm gương cũng có ảnh hưởng đến tạo dựng nền tảng cho học sinh, truyền cho các em lòng yêu nước một cách tự nhiên. Ở các buổi sinh hoạt, nhà trường cần khuyến khích, động viên phụ huynh tham gia và cố gắng làm gương tốt cho con em mình.

Một cách tuyên truyền hiệu quả cho trẻ em về lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia là thông qua hội khuyến học, dòng họ và các bậc cao niên có uy tín trong cộng đồng.

Câu chuyện về một già làng ở Quảng Nam tích cực giáo dục con cháu có ý thức không vi phạm pháp luật đã trở thành cảm hứng để người dân, thanh-thiếu niên trong làng hưởng ứng.

Thời gian qua, chúng ta đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Nhưng điều quan trọng hơn là từ kiến thức phải biến thành hành động. Thực tế tại một số địa phương cho thấy, khi được giáo dục thường xuyên, các em học sinh sẽ hình thành ý thức trách nhiệm với quê hương, trở nên có lý tưởng sống và mục tiêu phấn đấu xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Thông qua những hoạt động giáo dục thiết thực, tin rằng chúng ta sẽ tạo dựng được nền tảng ý thức của học sinh về chủ quyền biên giới quốc gia, góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong tình hình mới.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Gia đình nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đến cảm ơn lực lượng Công an

Gia đình nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đến cảm ơn lực lượng Công an

(GLO)- Chiều 30-9, người nhà của anh Phan Minh Thắng-nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đã đến Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) để gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ giải cứu anh Thắng an toàn.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.