Tạo động lực để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ tận tâm, tận hiến với quốc gia dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 16/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023.

Cùng dự và chủ trì Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Dự Hội nghị có 330 đại biểu, trong đó có 210 đại biểu đại diện cho giới trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, đóng góp xây dựng nền khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo của đất nước và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Khai mạc Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, cuộc gặp mặt thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, văn nghệ; ghi nhận, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, tiếp tục cổ vũ, động viên, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ trong và ngoài nước đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển nền khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, văn học, nghệ thuật của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Tại cuộc gặp mặt, với tình cảm chân thành, sâu sắc, tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu là những trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ đã dành thời gian trao đổi, chia sẻ cởi mở về những kinh nghiệm, kết quả nổi bật và quyết tâm cống hiến, khát vọng của bản thân, của ngành, của giới mình.

Các đại biểu bày tỏ tình cảm, niềm vui, vinh dự và ấn tượng sâu sắc trước việc Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan đã tổ chức gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ vào dịp đầu Xuân năm mới; nhấn mạnh đây là minh chứng sinh động thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với các trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sỹ.

Nhiều ý kiến bày tỏ nguyện vọng, mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm, động viên; xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ không ngừng lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Bày tỏ vui mừng gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ nhân dịp đầu Xuân Quý Mão năm 2023, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh cuộc gặp càng thêm ý nghĩa khi Đảng, Nhà nước chuẩn bị kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam.

Thường trực Ban Bí thư cho biết, theo sáng kiến của Ban Tuyên giáo Trung ương, từ năm 2023 sẽ định kỳ tổ chức cuộc gặp giữa Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ tiêu biểu. Đánh giá cao các ý kiến phát biểu của các đại biểu, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, các phát biểu rất sâu sắc, giàu cảm xúc và chia sẻ: "Mỗi lần gặp các bác, các anh, các chị, chúng tôi lại học thêm được về cách sử dụng từ ngữ, và lớn hơn là được nuôi dưỡng cảm xúc, truyền thêm cảm hứng, thôi thúc sự dấn thân để mình sống tốt hơn, làm việc tốt hơn và cống hiến nhiều hơn".

Qua các phát biểu, Thường trực Ban Bí thư nhận thấy, các ý kiến dù đứng trên góc độ, lĩnh vực nào đều bày tỏ niềm vui trước những dấu ấn của đất nước đạt được trong thời gian qua, cùng những dự cảm tốt đẹp, những đề xuất thiết thực, có ý nghĩa cho năm 2023. Thường trực Ban Bí thư trân trọng cảm ơn, đánh giá cao và ghi nhận những kiến nghị, đề xuất xác đáng.

Thông báo về tình hình đất nước trong năm 2022 vừa qua, Thường trực Ban Bí thư khẳng định với sự nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ, đất nước ta tiếp tục gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.

Ghi nhận và chia sẻ với một số ý kiến của các đại biểu cho rằng, đầu tư văn hóa trong nhiều năm chưa thực sự quan tâm đúng mức, nếu so với đầu tư cho một số lĩnh vực khác còn khá khiêm tốn, Thường trực Ban Bí thư cho rằng đây là những ý kiến thẳng thắn.

Dẫn lời các bậc tiền nhân đã dạy "phi trí bất hung" và "hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu; câu nói của Bác Hồ: "Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức", Thường trực Ban Bí thư cho rằng, với dân số gần 100 triệu người và hơn 5 triệu đồng bào ta ở nước ngoài hiện nay, người có tài, có đức sẽ nhiều hơn rất nhiều.

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: "Đội ngũ các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ chính là nguyên khí quốc gia, là vốn quý của dân tộc như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định".

Hiện nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tập hợp khoảng 2,2 triệu trí thức, nhà khoa học; Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tập hợp hơn 40.000 văn nghệ sỹ. Ngoài ra, còn lực lượng hùng hậu các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ hoạt động ở nhiều lĩnh vực đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài.

"Nói đến các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ trước tiên là nói đến tài năng, tâm huyết, lòng yêu nước, sự mẫn cảm với thời cuộc, tinh thần trách nhiệm với quốc gia, dân tộc, với nhân dân. Đảng, Nhà nước luôn chăm lo, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong điều kiện và khả năng có thể để thúc đẩy, giải phóng năng lượng nghiên cứu, sáng tạo trí thức mọi thể nghiệm, tìm tòi của đội ngũ nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ trong và ngoài nước trên tinh thần cũng chia sẻ và nhân lên tình yêu, niềm cảm hứng, khát vọng và quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam", Thường trực Ban Bí thư khẳng định

Để tiếp tục xây dựng, phát triển, phát huy sứ mệnh, vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng các cấp ủy, chính quyền cần tiếp tục quán triệt nhận thức về vị trí, vai trò, tầm trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

Thường trực Ban Bí thư đề nghị tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế theo hướng tạo động lực để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ phát triển năng lực, tạo cơ hội, điều kiện cần thiết để cống hiến; xây dựng cơ chế chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân tài trong và ngoài nước; thật sự tôn trọng và có cơ chế phù hợp để nâng cao chất lượng tư vấn, phản biện của chuyên gia đối với những vấn đề của đất nước.

Thường trực Ban Bí thư cho biết, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ nước nhà có vai trò quan trọng, có ý nghĩa then chốt với vận mệnh và tương lai của dân tộc; đề nghị các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ trong và ngoài nước tiếp tục tận tâm, tận hiến với quốc gia, dân tộc, "giữ vững cốt cách tinh thần như tùng, như bách", không ngừng phát huy tài năng, trí tuệ, tăng cường đoàn kết, hợp tác, chú trọng đào tạo, dìu dắt thế hệ kế cận, sẵn sàng gánh vác trọng trách trong tương lai, vì một nước Việt Nam cường thịnh, phồn vinh và hạnh phúc.

Thường trực Ban Bí thư bày tỏ tin tưởng đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ sẽ vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để có thêm những thành tựu mới, đóng góp xứng đáng vào sự vững mạnh của dân tộc, tiếp tục bồi đắp và làm rạng rỡ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.