Tăng trưởng GDP cao và dấu ấn điều hành của Chính phủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tăng trưởng GDP quý II/2022 đạt 7,72%, cao nhất kể từ năm 2011. Tính chung 6 tháng, GDP tăng trưởng 6,42% so với cùng kỳ, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01 của Chính phủ.

 

GDP quý II/ 2022 tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước
GDP quý II/ 2022 tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước


Trước đó, Nghị quyết 01 năm 2022 của Chính phủ đề ra kịch bản tăng trưởng từ 5,1 đến 5,7% trong 6 tháng đầu năm.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Đáng chú ý, số doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường trong 6 tháng lần đầu tiên vượt mốc 100.000, trong đó số doanh nghiệp thành lập mới đạt hơn 76.000 doanh nghiệp, cao nhất từ trước tới nay, khẳng định niềm tin và kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phục hồi mạnh hơn của nền kinh tế trong thời gian tới.

Có được kết quả kể trên là nhờ sự đoàn kết và nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, những kết quả này càng đáng trân trọng, nếu đặt trong bối cảnh trong nước và quốc tế những tháng đầu năm nay, như nhận định được nhiều người chia sẻ: Cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi.

Tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường, tác động mạnh đến phát triển kinh tế-xã hội đất nước như xung đột Nga-Ukraine; giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao; lạm phát cao đi cùng điều chỉnh chính sách tiền tệ khác nhau ở nhiều quốc gia; gián đoạn chuỗi cung ứng; rủi ro suy thoái kinh tế ở một số nước; nguy cơ mất ổn định tài chính, tiền tệ, khủng hoảng an ninh năng lượng, lương thực toàn cầu...

Trong nước, khó khăn chồng thêm khó khăn khi các hoạt động kinh tế-xã hội đang dần hồi phục trong trạng thái bình thường mới thì giá xăng dầu, chi phí đầu vào cho sản xuất, sinh hoạt, vận tải tăng cao, mặt bằng lãi suất gia tăng, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, trái quy luật... tiềm ẩn rủi ro, thách thức đến ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành đúng hướng, quyết liệt, thống nhất, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quán triệt, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ theo đúng tinh thần chủ đề điều hành năm 2022, đó là "đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển".

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ thường xuyên, các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh, các nhiệm vụ tồn đọng từ các năm trước, thích ứng với bối cảnh mới, tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt và những tồn tại, yếu kém, điểm nghẽn từ lâu.

Đặc biệt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung cho 3 đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực và hạ tầng, như lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ trình Quốc hội 5 công trình quan trọng quốc gia tại kỳ họp thứ 3 vừa qua. Lãnh đạo Chính phủ thường xuyên có mặt trên công trường các dự án trọng điểm, liên tục làm việc với các địa phương để tháo gỡ điểm nghẽn, truyền cảm hứng, khơi thông động lực phát triển. Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển, việc giải ngân các chính sách hỗ trợ hầu hết đạt kết quả tốt, đến nay đã đạt hơn 48.000 tỷ đồng…

Mức tăng trưởng trong quý II là rất ấn tượng, nhưng cũng không quá ngạc nhiên nếu nhìn lại những đánh giá hết sức tích cực từ các tổ chức quốc tế về kinh tế Việt Nam. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam nằm trong số những nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2022.

Việt Nam cũng là nước duy nhất trên thế giới được Ngân hàng Thế giới (WB) rà soát và dự báo điều chỉnh đà tăng trưởng GDP từ mức 5,5% vào đầu tháng 1/2022 lên 5,8% vào tháng 6/2022. Tất cả các quốc gia khác đều được WB dự báo đà tăng trưởng giảm, cùng với dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm xuống 2,9% từ mức dự báo vào tháng 1/2022 là 4,1%.

Trước đó, cuối tháng 5, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB), triển vọng "Ổn định". Trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động sâu sắc từ đại dịch dẫn đến 30 lượt hạ bậc tín nhiệm trên thế giới, Việt Nam là một trong hai quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến thời điểm đó.


 

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát hướng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Dự án sẽ góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát hướng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Dự án sẽ góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Gần đây, Việt Nam tăng 39 bậc về chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới, chỉ trong 1 năm. Việt Nam cũng tăng tới 48 bậc, xếp thứ 14 trong bảng xếp hạng Chỉ số Phục hồi COVID-19 của Nikkei Asia, nhờ các kết quả kiểm soát dịch bệnh, bao phủ vaccine và mở cửa nền kinh tế…

Mặc dù vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế-xã hội Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Những khó khăn, thách thức này đến từ tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cùng với đó, kinh tế trong nước ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, cần thời gian để phục hồi, trong khi nền kinh tế có độ mở lớn, chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài…

Những vấn đề phát sinh thời gian qua đều đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bám sát tình hình, quan tâm sát sao và quyết liệt xử lý. Đơn cử, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế là vấn đề nghiêm trọng, cấp bách, đang diễn ra tại nhiều nơi, khiến người dân lo lắng. Chính phủ đã nắm được tình hình này qua các báo cáo, phản ánh của người dân, các cơ quan báo chí và đã nhiều lần chỉ đạo các giải pháp xử lý, yêu cầu Bộ Y tế thống kê, đánh giá một cách khoa học, thực tiễn, khách quan, trung thực, các bộ, ngành, cơ quan phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm để quyết liệt, kịp thời khắc phục, tất cả vì sức khoẻ, tính mạng của người dân.

Thực tế, những kết quả hết sức tích cực của quý II có được còn nhờ những thành quả kiểm soát dịch bệnh và những quyết sách chiến lược đúng hướng, bản lĩnh, sáng suốt, kịp thời thời gian qua của Đảng, Nhà nước ta.

Quý II không thể đạt mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm nếu như không có thành công của chiến lược vaccine đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tỉ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới, kiểm soát được dịch bệnh.

Không thể đạt mức tăng trưởng như vậy nếu chúng ta không chuyển hướng chiến lược kịp thời sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh ngay từ quý III/2021.

Không thể đạt mức tăng trưởng như vậy nếu chúng ta không tự tin, mạnh dạn mở cửa trở lại nền kinh tế đúng lúc vào tháng 3/2022, ngay cả khi Hà Nội vẫn đang còn rất nhiều ca mắc COVID-19…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh những quan điểm phải "bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo", "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm", "nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân được thụ hưởng thành quả thật", "suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó", bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh phô trương, hình thức.

Chính phủ và các cấp, các ngành đang tiếp tục phấn đấu đạt kết quả cao nhất, thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Theo Hà Văn (chinhphu.vn)

 

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.