Tăng cường tuyên truyền về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch số 464/KH-UBND về tổ chức tuyên truyền về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng (được UNESCO công nhận vào tháng 9-2021).
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ rừng và đơn vị có liên quan phối hợp tuyên truyền, phổ biến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; xây dựng website song ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt) của Khu dự trữ sinh quyển; thiết kế, in ấn và cấp phát tờ rơi tuyên truyền về Khu dự trữ (bằng 4 ngôn ngữ: Kinh, Bahnar, Jrai và tiếng Anh) cho cộng đồng dân cư, khách du lịch nước ngoài và học sinh các trường học trong vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp; xây dựng hệ thống bảng biển tuyên truyền…
Bên cạnh đó tổ chức Hội thảo khoa học bảo vệ và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; tăng cường hợp tác giữa các Khu dự trữ sinh quyển trong và ngoài nước; tổ chức cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng…
Du khách chụp ảnh lưu niệm bên thác 50 (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng). Ảnh: Lam Nguyên
Du khách chụp ảnh lưu niệm bên thác 50 (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng). Ảnh: Lam Nguyên
Kế hoạch trên được ban hành nhằm nâng cao kiến thức của mọi tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng, những lợi ích của tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học mà Khu dự trữ sinh quyển mang lại, từ đó thu hút sự tham gia của người dân trong việc bảo tồn và phát triển; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa của Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng đối với bạn bè thế giới. Đồng thời, kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc tham gia tạo nguồn lực cho các hoạt động của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng.
LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.