Tăng cường giám sát dịch bệnh Ebola tại cửa khẩu và tại cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 21-5, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Dịch bệnh Ebola tái bùng phát ở Cộng hòa dân chủ Công gô từ đầu tháng 4/2018 và tiếp tục diễn biến phức tạp, ghi nhận các trường hợp mắc mới, trong đó có trường hợp mắc bệnh tại khu vực đông dân cư.
 

Tăng cường giám sát dịch bệnh Ebola tại cửa khẩu và tại cộng đồng.
Tăng cường giám sát dịch bệnh Ebola tại cửa khẩu và tại cộng đồng.

Để chủ động đáp ứng quyết liệt, sớm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Ebola tại Công gô, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã họp lần thứ nhất Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế về dịch bệnh Ebola (gọi tắt là Ủy ban khẩn cấp) trong năm 2018.

Trước tình hình trên, Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế quốc gia - Bộ Y tế Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola trên thế giới. Đồng thời, ngành y tế toàn quốc chủ động chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu, cộng đồng để kịp thời triển khai các hoạt động phòng chống dịch một cách phù hợp, hiệu quả, ngăn ngừa mầm bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào Việt Nam.

Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế về dịch bệnh Ebola khẳng định: Các hành động can thiệp phòng chống Ebola ở Công gô đang triển khai cho thấy tình hình dịch bệnh có thể sẽ được kiểm soát. Các hành động can thiệp bao gồm: tăng cường hệ thống giám sát, thiết lập hệ thống quản lý ca bệnh, triển khai xét nghiệm lưu động, cam kết tham gia của các lãnh đạo địa phương, thiết lập cầu hàng không và các kế hoạch can thiệp chủ động khác. Đồng thời, việc chủ động sử dụng vắc xin cũng góp phần tích cực hơn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh Ebola. Ủy ban khẩn cấp kết luận, tình hình dịch bệnh Ebola hiện nay tại Công gô chưa đủ điều kiện để công bố tình trạng y tế công cộng được quốc tế quan tâm (PHEIC)...

Bệnh do vi rút Ebola hay còn được biết đến là sốt xuất huyết do vi rút Ebola, được phát hiện lần đầu tiên tại Sudan và Cộng hoà Công gô vào năm 1976. Loại bệnh này được phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, nên được đặt tên là vi rút Ebola. Đây là một trong những chủng vi rút nguy hiểm nhất thế giới, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tỉ lệ tử vong do Ebola có thể lên đến 90%... Do đó, bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được chăm sóc y tế nhằm giảm nguy cơ tử vong; kiểm soát sự lây truyền của bệnh và tiến hành ngay các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.