Tản văn: Chợ chiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngoại biểu, chở ngoại lên chợ, đi bộ đau chân quá. Nhìn cái giỏ rau tập tàng trên tay ngoại, hỏi từng đó ngoại bán được nhiêu tiền, ngoại móm mém cười, chắc được mười lăm ngàn đồng. Mình cười, thôi ngoại ơi, con cho ngoại năm chục ngàn đồng nè, bán cho con rồi ở đây chơi với mấy đứa nhỏ, con bán cho hàng xóm giùm cho. Ngoại không chịu, bây không chở thì tao đi bộ.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Riết rồi cũng quen, ngày nào cũng thấy ngoại không đi bán cái này cũng bán cái khác. Chợ chiều quen mặt ngoại, có người chờ cái bà già thiệt là già, nhìn hiền thiệt là hiền bán mớ rau sạch tinh tươm, mua khỏi sợ thuốc sợ sâu, thậm chí mua về ăn khỏi cần rửa, vì bả rửa sạch trơn hết rồi. Nhưng mà mắc mệt, chở ngoại đi bán, đâu có dám về, phải kiếm cái góc nào đó khuất, đá chống xe, ngồi đó ngó. Hễ thấy cái xe tải của trật tự từ xa trờ tới thì phải xông tới mà kéo ngoại đi, hoặc bưng giùm ngoại cái rổ rau, chớ già lập cập, chạy hổng kịp. Có bữa bị rồi, hai thanh niên to khỏe cỡ tuổi cháu ngoại, mặc đồng phục xanh, chống nạnh hét cái bà già kia, bán buôn gì có mớ rau mà lấn chiếm lòng lề đường, nghe cũng sôi máu kinh khủng, định hét lại vô mặt họ mấy câu. Nhưng ngoại ngăn không cho nói, thôi mấy chú thông cảm, biếu mấy chú về nấu canh ăn, tui không bán nữa, đi dìa!

Ngoại đông con, đứa nào cũng thành đạt, cũng có nhà riêng, thậm chí nhà cao cửa rộng, không có đứa nào bất hiếu đâu, đứa nào cũng giành nhau đưa ngoại về nhà mình, nhưng ngoại lắc đầu “nhà tao tao ở!”. Ngoại bệnh, con cháu thay nhau về ngủ với ngoại lỡ đêm hôm gió máy, nhưng đứa nào về ngủ mà yên lặng thì ngoại cho ngủ, đứa nào về giỡn ồn ào là bị đuổi cổ đi ngay. Hôm sau có đứa mếu máo, nhà ngoại buồn quá, buồn không thể tưởng được, mấy chị em rủ tới làm cho ngoại vui một bữa, ai dè ngoại hổng vui, ngoại đuổi đi không thương tiếc.

Bữa nay đứa con này về thăm cho vài trăm đồng, hôm sau đứa cháu khác gặp cho dăm ba chục ngàn đồng. Tiền ngoại để dành chẳng bao giờ xài, cứ cuộn tròn riết trong túi áo bà ba, thỉnh thoảng bọn bán hàng rong, hay bọn tiếp thị lừa đảo vô ngó quanh ngó quất, dụ ngon dụ ngọt lừa lấy mất. Ngoại ngồi tiếc ngẩn tiếc ngơ suốt cả tuần liền. Vậy mà tính nào tật đó, tiền cũng cuộn tròn lại, cất trong túi áo, lâu lâu nhiều lên lại mất. Có bữa mấy đứa con la ngoại, hay thôi đừng có cho ngoại tiền nữa. Mà xong thì thấy tội, người già nhiều khi ngơ ngẩn như con nít lên ba.

Thôi kệ ngoại, cứ để ngoại cuốc đất trồng rau, già phải động tay động chân cho nó khỏe, chiều chịu khó chở ngoại đi chợ, bán được bao nhiêu thì được, tiền đó là tiền ngoại kiếm ra, ngoại xài, ngoại hổng có tiếc. Lâu lâu giành bán dùm, nhét thêm tiền mình vô đó, hớn hở đưa, ngoại ơi, cái bà kia bả đưa tiền mà kêu mình khỏi thối lại, ngoại tần ngần cầm tờ tiền rồi hối thúc, nổ xe chạy theo đi con, dư quá trời mà; mình lắc đầu nguầy nguậy, chợ đông vầy, chạy theo sao kịp hả ngoại. Vậy mà tờ tiền đó, ngoại lại vo tròn, cất vô túi áo, không xài.

Thỉnh thoảng đi chợ với ngoại, vô tình mua thứ gì đó cho mấy đứa nhỏ trước mặt ngoại, ngoại thấy trả tiền nhiều quá, nhiều hơn tiền ngoại bán một bữa rau, ngoại chợt ngậm ngùi, bây phí phá quá, ngày xưa…

Giờ, có cả bầy cháu kêu ngoại bằng cố rồi, vậy mà ngoại cứ nhớ như in cái ngày má lên năm, cái ngày dì lên ba lên hai. Rồi bắt đầu hờn giận, đứa này đứa kia giờ lo làm giàu, không còn nhớ gì tới tao, lâu rồi sao nó hổng tới. Mà nhiều khi, mới tới thăm ngoại hôm qua. Ngoại đã tới cái tuổi nhớ như in những chuyện xảy ra vài chục năm trước như mới hôm qua, nhưng lại quên mất chuyện vừa xảy ra. Lưng ngoại còng, tóc ngoại bạc gần hết rồi.

Nhìn ngoại mà thấy lòng hoang hoải như cảnh cuối buổi chợ chiều, sốt ruột vội vàng ngó mặt trời sắp tắt nắng…

Nguyễn Anh Đào

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...