Tấm lòng cô giáo vùng sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Suốt 18 năm qua, vượt lên những khó khăn, cô Bùi Thị Yến luôn hết lòng mang “cái chữ” đến với các em học sinh vùng sâu của huyện Mang Yang.

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai năm 1999, cô Yến được điều động về Trường Tiểu học Kon Chiêng (xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang) dạy ở điểm trường làng Ktu. Cô Yến kể: “Làng Ktu ngày ấy chưa có điện. Tối đến, tôi được gia đình già làng cho ngủ nhờ qua đêm, song vì vừa mệt, vừa lạ nhà, cả đêm không sao ngủ được”. 

 

Cô Bùi Thị Yến (bên trái) cùng đồng nghiệp và các học sinh. Ảnh. Đ.Y
Cô Bùi Thị Yến (bên trái) cùng đồng nghiệp và các học sinh. Ảnh. Đ.Y

Để dân làng và học sinh biết đến cô giáo, việc đầu tiên của cô Yến là tìm cách  trò chuyện với người dân địa phương. “Tôi vừa học tiếng của họ, vừa tìm hiểu về phong tục tập quán để dễ dàng hơn trong giao tiếp, đồng thời, giúp ích cho việc dạy học”-cô Yến cho biết. Trong 1 năm dạy học ở làng Ktu,  cứ chiều chiều, cô Yến lại lặn lội đến nhà những học sinh nghỉ học để vận động phụ huynh cho con trở lại trường. “Sáng hôm sau, tôi lại dậy thật sớm đến từng nhà chở các em tới lớp. Việc làm này không phải một sớm, một chiều mà ròng rã từ tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Vất vả hơn một chút nhưng bù lại các em đi học chuyên cần, tôi cũng thấy ấm lòng”-cô Yến tâm sự.

Dạy 1 năm ở điểm trường làng Ktu, cô Yến được luân chuyển về Trường Tiểu học xã Ayun (huyện Mang Yang) dạy ở các điểm trường làng. Đến năm 2008,  cô chuyển sang dạy học ở các điểm trường làng của Trường Tiểu học Đak Jơ Ta (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) cho tới nay. Cứ vào đầu năm học mới, khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp học nào là cô Yến lại phân loại học sinh để có phương án giảng dạy phù hợp. Đồng thời, cô thành lập nhóm “Đôi bạn cùng tiến” để các em hỗ trợ nhau trong học tập. Trên lớp, cô luôn kết hợp giảng bài bằng tiếng Kinh và tiếng Bahnar để các em dễ hiểu. Đặc biệt, đối với những học sinh yếu kém, cô Yến lập kế hoạch phụ đạo thêm. Những em học tiến bộ, cô thường có những phần thưởng đột xuất như chiếc bút, quyển vở, quyển truyện để khuyến khích các em thêm chăm chỉ. Nhờ sự gần gũi, nhiệt tình với học sinh nên tỷ lệ chuyên cần của lớp cô Yến chủ nhiệm luôn đạt 100%.

Khi nghe hỏi về cô giáo Yến,  em Dúy, học sinh lớp 3, điểm trường làng Đê Pơ Tưk, Trường Tiểu học Đak Jơ Ta cười tươi nói: “Em rất thích cô Yến vì cô viết chữ đẹp, giảng bài rất dễ hiểu.  Hàng ngày, cô còn đến tận nhà chở các bạn tới lớp. Trong giờ học, cô thường tổ chức các trò chơi vui nhộn gắn với nội dung bài học nên chúng em rất thích”.  

Cô Tăng Thị Ái-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đak Jơ Ta, nhận xét:  Cô Yến là một giáo viên rất hòa nhã với đồng nghiệp và người dân địa phương. Cô luôn gương mẫu, năng nổ, nhiệt tình trong mọi hoạt động của nhà trường. Nhiều giáo viên được đào tạo bài bản về chuyên môn nhưng về kinh nghiệm dạy học thì không ai bằng cô Yến. Cô luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy và có trách nhiệm cao với học sinh ở các điểm trường làng. Vì thế, sĩ số lớp học do cô chủ nhiệm luôn đạt 100%, học sinh hoàn thành các môn học đạt 80%.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

(GLO)- Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tạo cơ hội cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thể hiện sự sáng tạo, kỹ năng vẽ, viết…Huyện Đoàn Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức cuộc thi thiết kế báo tường với chủ đề “Tuổi trẻ Chư Păh tự hào, vững tin theo Đảng”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

(GLO)- Hòa chung không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3), tại một số tổ chức Đoàn-Đội trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội trại truyền thống với chủ đề: “Suối nguồn”, “Khát vọng thanh niên”, "Khát vọng tuổi trẻ"..

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Hội Nông dân phường Hội Thương trao tặng nhu yếu phẩm cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34). Ảnh: C.H

Nông dân Pleiku tiếp sức cho bộ đội xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Những ngày qua, Hội Nông dân TP. Pleiku kêu gọi hội viên ủng hộ nhu yếu phẩm “tiếp sức” cho bộ đội giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hoạt động ý nghĩa này không chỉ thể hiện trách nhiệm của hội viên nông dân với chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát mà còn tô thắm tình quân dân gắn kết.