Suy nghĩ từ cuộc họp phụ huynh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là giáo viên chủ nhiệm một lớp ở bậc THCS, tôi luôn đồng hành cùng phụ huynh giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Ngay cả khi đã kết thúc năm học, buổi họp phụ huynh cuối năm cũng khiến tôi trăn trở trong việc tư vấn cho phụ huynh những biện pháp giáo dục con em mình.

Có không ít phụ huynh cấm con dùng điện thoại nhưng điều bất lợi là không thể liên lạc với con khi cần hoặc con không cập nhật được những thông tin về việc học trên nhóm lớp (ảnh minh họa)

Có không ít phụ huynh cấm con dùng điện thoại nhưng điều bất lợi là không thể liên lạc với con khi cần hoặc con không cập nhật được những thông tin về việc học trên nhóm lớp (ảnh minh họa)

Nhiều phụ huynh lo lắng vì con em đang quá phụ thuộc vào chiếc điện thoại. Kiến thức phổ thông bị phụ thuộc vào Google. Tình cảm, cảm xúc, sự yêu thương hờn giận phụ thuộc vào Zalo, Mesenger, TikTok… Các em ít quan tâm tới những người xung quanh, thậm chí ai có hét lên thì cũng không nghe, đôi lúc còn gắt lại với người lớn trong nhà. Các em dành quá nhiều thời gian cho điện thoại nên có học sinh đã học THPT mà vẫn không biết giúp cha mẹ làm việc nhà.

Một phụ huynh buồn rầu tâm sự khi thường xuyên thấy con gái mình dậy rất trễ, nhiều khi không kịp đánh răng, rửa mặt, vơ vội bộ đồng phục nhăn nhúm mặc vào để đến trường. Đó là hậu quả của việc thức khuya xem điện thoại. Theo vị phụ huynh này, dường như con không mấy quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh, chỉ chăm chắm vào chiếc điện thoại với những giá trị ảo, những thông tin vô bổ, thậm chí là độc hại.

Những câu chuyện kể ra thì gia đình nào cũng thấy na ná giống nhau và hầu hết phụ huynh đều cảm thấy lúng túng trong việc tìm biện pháp khắc phục. Có không ít phụ huynh cấm con dùng điện thoại nhưng điều bất lợi là không thể liên lạc với con khi cần hoặc con không cập nhật được những thông tin về việc học trên nhóm lớp.

Nhiều phụ huynh không có thời gian giám sát việc sử dụng điện thoại của con nên cũng chỉ dừng lại ở sự nhắc nhở. Có phụ huynh dành thời gian đồng hành với con trong việc cùng xem điện thoại nhưng những thứ mà chúng xem thì cha mẹ đều phản bác nên con không chia sẻ nữa.

Một số phụ huynh khi tới kỳ nghỉ hè cũng đăng ký cho con tham gia chương trình học kỳ quân đội, các lớp dạy kỹ năng sống... nhưng chúng cũng không hề thay đổi. Bởi vậy, kỳ nghỉ hè đến lại là những trăn trở, lo lắng của các bậc phụ huynh, nhất là những phụ huynh có con trong độ tuổi dậy thì.

Đầu tư vào giáo dục là đúng nhưng đầu tư như thế nào cho có hiệu quả. Đồng hành cùng con là cần thiết nhưng không có nghĩa là chiều chuộng, cho con tự quyết cả những việc chưa ý thức được đúng sai. Phụ huynh ngoài việc đầu tư thời gian cho con, bên con thì còn phải thay đổi về tư duy. Khi mình chấp nhận con thì cũng yêu cầu con chấp nhận mình.

Có thể thấy, dạy con cách kiểm soát các thông tin trên internet không chỉ là những câu lệnh. Kỹ năng sống không chỉ là một số buổi học trên lớp mà là cả quá trình sống và làm việc hàng ngày. Đặc biệt, cha mẹ là tấm gương phản chiếu rõ nhất đối với những đứa con.

Tôi không phải là nhà tâm lý học, chỉ là kinh nghiệm bên học trò nhiều năm, quan sát các em và chia sẻ với phụ huynh. Không có biện pháp nào chung cho tất cả học sinh, cho các năm dạy học. Xã hội phát triển, đồng thời với việc giáo viên và phụ huynh cũng đều phải thay đổi, thích ứng. Tôi tin rằng bằng tình thương, trách nhiệm và cả sự chấp nhận thay đổi bản thân mình, phụ huynh sẽ tìm được ra biện pháp phù hợp trong quá trình nuôi dưỡng, dạy bảo con em mình.

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.