Sụt giảm kỷ lục: Tỷ phú USD rớt hạng, đại gia thủng túi ngàn tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơn bão giảm giá khiến đại gia bay ngàn tỷ, tỷ phú Việt mất tỷ USD và ngôi vị hàng đầu thế giới. Tốc độ giàu có của doanh nhân Việt thuộc hàng đầu thế giới nhưng tốc độ mất tiền cũng nhanh không kém.


Người mất ngôi, kẻ bay ngàn tỷ

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang ở vào thời điểm nhạy cảm, với sự xuất hiện của những phiên cổ phiếu đồng loạt giảm sàn. Từ một thị trường tăng nhanh nhất thế giới, giờ chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm sâu nhất thế giới.

Với mức giảm 22% so với đỉnh ghi nhận vào ngày 9/4, hàng loạt đại gia Việt chứng kiến túi tiền bốc hơi nhanh chưa từng có. Vị trí trong các bảng xếp hạng giàu có trong nước và trên thế giới cũng tụt giảm không ngừng.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo bốc hơi tới 1 tỷ USD, xuống chỉ còn 2,7 tỷ USD do hai cổ phiếu VietJet (VJC) và HDBank (HDB) giảm mạnh.

Kể từ đầu tháng 4 tới nay, cổ phiếu VJC đã giảm từ đỉnh cao khoảng 225.000 đồng/cp xuống còn 148.400 đồng/cp trong phiên giao dịch 28/5, tương đương giảm hơn 34%. Cổ phiếu HDB giảm từ 52.000 đồng/cp xuống còn 32.800 đồng/cp vào ngày 28/5, tương đương giảm 37%.

Vốn hóa của VietJet giảm từ 4,5 tỷ USD hồi đầu tháng 4 xuống còn 2,9 tỷ USD như hiện tại.


 

 



Trước đó, hồi tháng 3/2017, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã trở thành nữ tỷ phú USD đầu tiên tại Việt Nam và độc chiếm “ngôi hậu” Đông Nam Á khi Forbes công bố danh sách tỷ phú USD thế giới 2017. Khối tài sản của bà Thảo liên tục gia tăng sau đó cùng với sự tăng giá của cổ phiếu VJC và cú chào sản của 981 triệu cổ phiếu HDBank trên sàn HOSE hồi đầu năm 2018.

Cú sụt giảm bất ngờ của cả hai cổ phiếu VJC và HDB đã khiến thứ hạng của bà Thảo tụt từ top 700 xuống chỉ còn trong top 1000 trong danh sách người giàu nhất hành tinh.

Tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng cũng chứng kiến túi tiền tụt, theo thống kê của Forbes, tụt từ mức 7 tỷ USD hồi đầu tháng 4 xuống còn 5,9 tỷ USD (tính tới 28/5). Còn tính theo hơn 1,54 tỷ cổ phiếu VIC đang nắm giữ, khối tài sản của ông Vượng tụt giảm từ 211 ngàn tỷ (9,3 tỷ USD) xuống còn 159 ngàn tỷ (7 tỷ USD), tức bốc hơi 2,3 tỷ USD.

Vị trí của ông Vượng trong bảng xếp hạng giàu nhất hành tinh cũng giảm từ mức 238 xuống chỉ còn ở thứ hạng 297.

Tỷ phú Trần Đình Long cũng đã bật khỏi top 2.000 người giàu nhất với khối tài sản 1,1 tỷ USD, trong khi ông Trần Bá Dương ra khỏi top 1400.

Nhiều đại gia khác trên TTCK Việt Nam cũng ngậm ngùi chia tày ngàn tỷ và rơi khỏi một loạt bảng xếp hạng.

Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) Nguyễn Đức Tài rớt khỏi top 10 người giàu nhất trên TTCK do cổ phiếu MWG tụt giảm từ mức gần 140.000 đồng xuống 102.000 đồng/cp.

Đại gia Việt gặp khó

Trong phiên giao dịch 28/5 cổ phiếu MWG giảm sàn, mất 7%. Toàn bộ 9 cổ đông lớn của MWG, trong đó có ông Nguyễn Đức Tài, đều mất hàng trăm tỷ đồng. Ông Nguyễn Đức Tài rơi khỏi top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Chỉ trong vài tháng, vốn hóa của MWG đã giảm từ mức gần 2 tỷ USD xuống còn 1,4 tỷ USD như hiện tại. Ông Nguyễn Đức Tài chứng kiến tài sản bốc hơi gần 1,7 ngàn tỷ đồng.


 

Em gái ông Nguyễn Đức Tài bán ra lượng lớn cổ phiếu
Em gái ông Nguyễn Đức Tài bán ra lượng lớn cổ phiếu



Mặc dù cổ phiếu giảm rất mạnh, ngàn tỷ biến mất nhưng nhà đại gia vẫn tiếp tục tháo chạy, ồ ạt bán cổ phiếu. Hai em gái ông Nguyễn Đức Tài, đăng ký bán ra lượng lớn cổ phiếu MWG để phục vụ mục đích tài chính cá nhân.

Sở dĩ nhiều cổ phiếu giảm mạnh và tài sản của các đại gia Việt tụt giảm là bởi trước đó các cổ phiếu đã tăng mạnh, trong cả năm 2017 và quý 1/2018.

Cổ phiếu MWG tăng 60% trong vòng nửa năm. VJC của bà Thảo tăng gần gấp 3 lần cũng trong khoảng 6 tháng. VIC của Vingroup thậm chí tăng gấp 3,5 lần từ mức 40.000 đồng hồi cuối tháng 7/2017 lên gần 140 ngàn đồng/cp hồi đầu tháng 4-2018.

Mặc dù tăng mạnh nhưng triển vọng và tốc độ tăng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp được đánh giá là không tương xứng. Lợi nhuận 2017 của MWG công ty mẹ đạt 2,2 ngàn tỷ, tăng 40% so với năm liền trước. Doanh thu và lợi nhuận của MWG tăng chủ yếu do đẩy mạnh mở chuỗi cửa hàng điện thoại di động, điện máy và gần đây là tạp hóa. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận chưa cao và rủi ro trong khi đó tăng mạnh. Tổng nợ của MWG năm 2017 tăng vọt lên gần 17 ngàn tỷ đồng, so với mức 11 ngàn tỷ đồng trong năm trước đó.

Gần đây, cổ phiếu MWG chịu áp lực bán rất mạnh trong bối cảnh TTCK giảm chung và nội tại doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Đức Tài gặp nhiều trục trặc. Mảng bán lẻ tạp hóa (với chuỗi Bách Hóa Xanh) vừa lỗ khoảng 60 tỷ đồng do MWG đã vội vàng trong việc đưa chuỗi này vào các khu dân cư. MWG đã phải đóng cửa 3 cửa hàng, ngưng kế hoạch triển khai 7 cửa hàng và giảm chiến lược mở rộng từ 1.000 cửa hàng xuống chỉ còn 500 cửa hàng.

Các đế chế của bà Phương Thảo phát triển rất nhanh, trong vòng 3 năm mua 200 máy bay (VJC) và sáp nhập 2 ngân hàng (HDBank). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không còn ấn tượng như trước.

Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa đặt kế hoạch lợi nhuận 2018 tăng trưởng thấp do so với doanh thu là do tăng mua và giảm bán tàu bay so với năm 2017. Trong tương lai, giá dầu tăng có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của VJC.

Trên thực tế, nhiều đại gia không quan tâm nhiều tới biến động giá bởi họ gần như không bao giờ mua vào và bán ra cổ phiếu như trường hợp ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Đình Long, bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Điều đó có nghĩa là túi tiền của họ chỉ biến động theo tính toán của các nhà đầu tư chứng khoán.

Tuy nhiên, xét về một phương diện nào đó, thì việc cổ phiếu giảm giá mạnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp. Cổ phiếu đứng ở mức giá cao và TTCK sôi động thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động vốn để thực hiện các dự án lớn. Hòa Phát của ông Trần Đình Long sẽ dễ dàng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, rồi giữ vốn lại cho đại dự án Thép Dung Quất. Ông Phạm Nhật Vượng có thể có thêm nhiều cổ phiếu mới lên sàn hơn,...

Về lâu dài, sự ổn định của TTCK cũng như cổ phiếu là tốt hơn. Nó giúp các ông chủ doanh nghiệp tập trung vào sản xuất kinh doanh, vào các chiến lược phát triển công ty thay vì nhóm ngó thị trường lên xuống để mua bán cổ phiếu như tại rất nhiều DN đang niêm yết cổ phiếu trên sàn.

M. Hà (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này