Sức mạnh của lòng bao dung và vị tha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thỉnh thoảng, ở trong nhà hay đi ra ngoài, bạn sẽ được nghe những câu nói quen thuộc: "Anh rửa bát hộ em!", "Anh cắm cơm hộ em!", "Anh đón con hộ em!"… Cái chữ "hộ em" (hay theo phương ngữ trong Nam là "giùm em") vô cùng phổ biến và thường được phát ra một cách vô thức ấy, đôi khi được cho là biểu hiện ngầm của sự mất bình đẳng giới.

Rằng, ngay từ trong tâm thức, người phụ nữ Việt phải tự "mang vác sứ mệnh" rửa bát, cắm cơm, đón con…, thì khi không tiện dành thời gian cho nó, mới phải xuống nước "cậy anh, anh có chịu lời" như thế. Vô hình trung, các anh cũng tự mặc định cho mình cái quyền là có thể "giúp" (hay "không giúp"), nhận lời (hay từ chối) lời "nhờ cậy" đó.

Nhưng cá nhân tôi không nghĩ thế. "Anh rửa bát hộ em" trong nhiều văn cảnh cụ thể, thật ra không liên quan gì đến bình đẳng giới mà chỉ đơn thuần là một câu cửa miệng quen thuộc, xuất phát từ quan niệm "vợ chồng tương kính như tân" trong văn hóa ứng xử của người Á Đông. "Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"… âu cũng là một nghệ thuật giao tiếp vậy, ngay cả trong quan hệ vợ chồng. Nên là, cái chữ "giúp em, hộ em" ấy, thật ra là cái khéo léo, mềm mại của người phụ nữ mà thôi. Khéo, thì bao giờ cũng dễ "được việc" hơn.

Phụ nữ nay khác rồi, cách họ "đòi" quyền bình đẳng cũng khác. Hoặc mềm mại và khéo léo hơn, bằng chính sức mạnh của nữ tính. Hoặc thẳng thắn và bộc trực hơn, bằng uy lực của nữ quyền. Ngày càng có những cuộc hôn nhân được kết thúc bằng những cuộc chia tay văn minh, đấy cũng chính là nói lên vị thế của người phụ nữ: tình thế không làm nên tâm thế của họ. Ngày càng có nhiều bà mẹ đơn thân vẫn sống tốt và tự hào vì điều đó (thay vì trước đây là co mình mặc cảm).

Tất cả những lựa chọn sống từng được cho là cá biệt đó đang ngày một trở nên phổ biến hơn và thậm chí diễn ra một cách tự nhiên. Điện ảnh Việt một dạo bị kêu là toàn xây dựng những hình mẫu phụ nữ thua thiệt, đầy cam chịu, như một biểu tượng xót lòng của phái yếu. Thật ra, điện ảnh phương Tây cũng không hiếm những hình tượng phụ nữ được xây dựng theo hướng đó. Nhưng trong tâm thế của người làm phim (thường là đạo diễn nam), điều đó không hề nói lên quan niệm của họ về phái yếu. Trái lại, với họ, tận cùng của sự chịu đựng đó, lòng bao dung và vị tha đó, mới chính là sức mạnh riêng có ở phụ nữ, và trên nghĩa đó, phụ nữ chính xác là phái mạnh.

Nói thế không phải để khuyến khích phụ nữ cam chịu. Trong một chừng mực nào đó ở phía bên kia của bình đẳng giới, thì đôi khi, sự nhẫn nại bao dung của phái mạnh hay phái yếu về sâu xa cũng có thể là một chất keo làm nên sự cố kết của gia đình - giá trị cốt lõi của từng xã hội. Trên ý nghĩa tích cực nhất của bình đẳng giới, nên được cho là chỉ dấu của sự trưởng thành (một cách tự nhiên) của mỗi cá nhân cũng như xã hội.

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/suc-manh-cua-long-bao-dung-va-vi-tha-185230308013401638.htm

Có thể bạn quan tâm

Nâng chất lượng rừng trồng

Nâng chất lượng rừng trồng

Mới đầu mùa hè nhưng các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện khắp cả nước đã về dưới mực nước chết. Lưu lượng nước trên các sông suối cũng thiếu hụt nghiêm trọng. Dự báo một mùa hè thiếu nước khốc liệt, kéo theo hàng loạt hệ lụy về môi sinh và dân sinh.
Nỗi lo bạo lực trong giới trẻ

Nỗi lo bạo lực trong giới trẻ

(GLO)- Một lần lướt Facebook, trên trang cá nhân của tôi bỗng xuất hiện clip quay lại cảnh nhóm nữ sinh đang đánh nhau. Các em học khoảng lớp 8, lớp 9. Có 4-5 em đang tấn công một nữ sinh khác. Cả nhóm đấm đá túi bụi vào đầu, bụng, lưng, túm tóc nạn nhân lôi đi xềnh xệch trên nền đất, thậm chí, có em còn cầm mũ bảo hiểm đánh liên tục vào đầu, vào lưng dù em học sinh kia đã mệt lả, khóc không ra tiếng.

Nhà ở xã hội, bao giờ hết khó?

Nhà ở xã hội, bao giờ hết khó?

Chứng kiến cả ngàn người chen nhau xếp hàng nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội bất kể ngày đêm, hay cảnh 'biển người' nhẫn nại chờ bốc thăm trúng suất mua căn hộ nhà ở xã hội dưới trời oi bức tại Hà Nội hôm qua (20.5), mới thấy ước mơ có nhà của người dân cháy bỏng và trách nhiệm phát triển nhà ở xã hội lớn ra sao.
Không vượt “ao làng” sao ra “biển lớn”?

Không vượt “ao làng” sao ra “biển lớn”?

(GLO)- Sau hơn 10 ngày tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, SEA Games 32 đã khép lại với thành tích đặc biệt ấn tượng của thể thao Việt Nam. Với 136 huy chương vàng, 105 huy chương bạc và 114 huy chương đồng, đoàn thể thao Việt Nam đã giành ngôi nhất toàn đoàn, nhiều hơn đoàn nhì bảng Thái Lan đến 28 huy chương vàng.
Bảo đảm tương lai

Bảo đảm tương lai

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM chiều 18-5 cho biết do gặp khó khăn về đơn hàng, buộc phải thu hẹp sản xuất nên Công ty TNHH PouYuen Việt Nam chấm dứt hợp đồng với 5.744 lao động.
Quan điểm và định kiến

Quan điểm và định kiến

(GLO)- Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng đôi lần tham gia những cuộc tranh luận gay gắt với người khác. Trong cuộc tranh luận ấy, mỗi người đều ra sức bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu ai.
Giải quyết “gốc rễ” bạo lực học đường

Giải quyết “gốc rễ” bạo lực học đường

Sự việc nam sinh đang học lớp 10, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 11, TPHCM) bị một học sinh cùng trường đánh đến mức nhập viện với chẩn đoán nứt xương trán, nhiều chỗ trên người bầm dập, phù nề, hai mắt thâm đen một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng.