Sự hy sinh vô giá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

 "Anh, chị, em đã phải xa con thơ, cha mẹ già yếu, thậm chí không thể về nhà khi phải vĩnh biệt người thân. Không kể ngày nắng hay ngày mưa, các anh, chị, em mặc kín bộ đồ bảo hộ, luôn bên cạnh bệnh nhân...

Những hình ảnh và nghĩa cử cao cả thể hiện sâu sắc y đức, thấm đậm tình thương và trách nhiệm đó luôn in đậm và sẽ còn lưu giữ mãi trong lòng người dân TP HCM"...

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã nói như vậy tại lễ tuyên dương đoàn công tác tăng cường và tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM vào sáng 6-10. Cũng tại buổi lễ, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP HCM đã trao tặng bằng khen cho 43 tập thể cùng 124 cá nhân nhận huy hiệu của TP HCM.

Suốt hơn 1 năm rưỡi qua, trong cuộc chiến chống đại dịch, đã có nhiều tấm gương tỏa sáng. Nhiều tập thể, cá nhân được Chủ tịch nước, Thủ tướng, lãnh đạo các tỉnh, thành, bộ - ngành tuyên dương, khen thưởng. Đó là sự ghi nhận công lao, kịp thời động viên những chiến sĩ tuyến đầu và lan tỏa cái đẹp trong toàn xã hội.

Tính đến ngày 30-9, tổng lực lượng tham gia phòng chống dịch trên địa bàn TP HCM là 187.275 người. Trong đó, tổng số nhân lực của các bộ - ngành trung ương hỗ trợ TP HCM là gần 29.000 người. Họ thực sự là những chiến binh, những anh hùng trên mặt trận mới. Phía sau mỗi người đều có gia đình, người thân đang rất cần họ, họ vẫn gác lại để đi vào cuộc chiến chống đại dịch. Bản thân chịu đựng khó khăn, gian khổ vẫn không sờn lòng. Và rồi không ít người trong số họ lại nhiễm bệnh, hy sinh cả tính mạng của mình để người khác được trở về cuộc sống. Đó là mất mát không gì bù đắp nổi với các ban - ngành, đoàn thể, địa phương, với thân nhân của họ, song đó cũng là những hy sinh vô giá, sự quên mình cao cả vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

Hơn ai hết, họ cho thấy rằng trong khó khăn, hoạn nạn càng cần sống đẹp giữa đời. Những tấm gương vì người bệnh, vì nhân dân luôn ở lại giữa lòng người. Chính sự hy sinh đó đem lại nhiều thông điệp về cuộc sống, từ lằn ranh mong manh của tử sinh đến cuộc chiến để giữ lại hơi thở cho từng người bệnh. Trong những khoảnh khắc ấy, sự vị kỷ của người đời đều trở nên vô nghĩa mà hẳn ai cũng nhủ lòng sống sao cho tử tế khi được làm người.

Ngày 16-8-2021, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi "Người thầy thuốc trong tôi", mời bạn đọc tham gia bằng việc kể về những tấm gương sáng, những câu chuyện đẹp trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là những cá nhân, tập thể y - bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19. Sau đó không lâu, ngày 9-9, Bộ Y tế đã trình Chính phủ xem xét và thông qua các cơ chế chính sách trong phòng chống dịch Covid-19. Đó là việc phải làm để kịp thời hỗ trợ cho những người ở tuyến đầu, tiếp thêm sức mạnh bằng cả vật chất lẫn tinh thần để họ trụ vững, giữ ngọn lửa tâm huyết yêu nghề.

Sự tuyên dương của lãnh đạo TP HCM lần này càng thể hiện sự trân trọng những người đang xung kích nơi tuyến đầu, tiếp thêm niềm tin vào sức mạnh của ý chí, tình cảm người dân Việt Nam trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, luôn biết hy sinh vì đất nước, cộng đồng. Đó cũng là niềm tin sẽ sớm đẩy lùi đại dịch, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Theo HIỀN MINH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.