Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” là phong trào truyền thống của ngành cao su trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Không chỉ dấy lên không khí thi đua sôi nổi, phong trào còn góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành.

Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề

Phong trào “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” được Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông thường xuyên chú trọng. Theo Tổng Giám đốc Võ Toàn Thắng, hiện Công ty có 2.062 lao động (trong đó công nhân người dân tộc thiểu số chiếm 82,13%), biên chế ở 35 đội khai thác thuộc 7 nông trường.

Để đạt mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như thu nhập cho người lao động, ngoài việc chăm sóc tốt vườn cao su, cần có kỹ thuật khai thác tốt nhằm gia tăng sản lượng. Chính vì vậy, hoạt động huấn luyện, rèn tay nghề được công ty thường xuyên quan tâm tổ chức.

z5995219168629-4a6d2c1ab051e10321b5d40e82cf4e4f.jpg
Ban Tổ chức Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông trao giải cá nhân cho các công nhân đạt thành tích cao tại hội thi. Ảnh: Nhật Hào

Hàng năm, trước mùa cạo mới, Công ty xây dựng kế hoạch phát động phong trào. Các nông trường, đơn vị căn cứ vào kế hoạch của Công ty, tổ chức cho công nhân ôn lại lý thuyết, luyện thực hành với phương châm “Khâu nào yếu luyện khâu đó; luyện ngay trên phần cây của mình, trên từng lát cạo hàng ngày”.

Cùng với phong trào giúp nhau để trở thành thợ giỏi do Công đoàn Công ty phát động từ năm 2009, "Luyện tay nghề-thi thợ giỏi" đã đem lại hiệu quả thiết thực cho công nhân lao động.

Nhiều nông trường có tỷ lệ lao động tay nghề khá, giỏi cao như: Nông trường Thống Nhất (85,90%), Nông trường Suối Mơ (85,64%); Nông trường Đoàn kết (80,08%), Nông trường Thanh Bình (79,13%). Đặc biệt, tại Nông trường An Phú, 100% công nhân người dân tộc thiểu số có tay nghề khá, giỏi đạt tới 82,65%.

“Từ đầu năm 2024 đến nay, qua kiểm tra 1.466 thợ khai thác thì tỷ lệ công nhân có tay nghề khá, giỏi đạt 81,38% (tăng 0,71%); tỷ lệ thợ kém giảm còn 0,59% so với năm 2023. Tình trạng cạo phạm, hao dăm của những năm trước đã dần được khắc phục; cạo vượt hậu, sai độ dốc không còn xảy ra” -ông Thắng thông tin thêm.

2.jpg
Lãnh đạo Binh đoàn 15, các cơ quan Binh đoàn 15 và Công ty 715 chụp ảnh lưu niệm với thợ giỏi tham gia hội thi. Ảnh: Đ.Y

Tương tự, Thiếu tá Trịnh Đình Công-Trợ lý Chính trị, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty 715 (Binh đoàn 15) cho hay: Phong trào “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” của Công ty được triển khai nhiều năm gắn với Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su. Năm 2024, trước khi diễn ra Hội thi cấp Công ty, 11 đội khai thác mủ cao su đã tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su cấp tổ, đội. Qua đó, chọn ra những cá nhân xuất sắc tham gia Hội thi cấp Công ty.

Tiêu biểu phải kể đến nhiều công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành như: Bùi Đình Tiến (Đội 1), Nguyễn Trọng Báo (Đội 2), Hoàng Văn Trung (Đội 3), Nguyễn Trường Thiện (Đội 4), Phan Văn Hưng (Đội 5), Phan Văn Diện (Đội 6), Ksor Plong (Đội 7), Lưu Thị Tuyết (Đội 8), Hoàng Thị Niệm (Đội 9), Đinh Chí Cường (Đội 18), A Vấp (Đội 19)…

Ngày 30 đến 31-10 vừa qua, Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2024 cấp Công ty diễn ra sôi nổi với sự tham gia của 43 thợ giỏi được tuyển chọn trước đó. Kết thúc Hội thi, chị Hoàng Thị Niệm-công nhân Đội 9 đã đạt danh hiệu “Bàn tay vàng”. Dịp này, Công ty trích kinh phí gần 200 triệu đồng để khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt giải và tham gia Hội thi.

"Qua phong trào “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi”, trong tổng số 5.090 lượt thợ cạo mủ toàn Công ty tham gia từ đầu năm 2024 đến nay, tỷ lệ thợ khá-giỏi chiếm đến 92,04% (tăng 1,87% so với cùng kỳ năm 2023); tỷ lệ thợ trung bình yếu chỉ còn 7,96%”-Thiếu tá Trịnh Đình Công phấn khởi nói.

Những đôi “bàn tay vàng”

z5942401708827-c26aaa983cdd76e180be021557d4ec2c-9051-4670.jpg
Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang trao danh hiệu “Bàn tay vàng” cho tuyển thủ Lê Thị Lệ (Nông trường K’Dang) và Ung (Nông trường Bờ Ngoong). Ảnh: Thu Mến

2 tuyển thủ Lê Thị Lệ (Nông trường K’Dang) và Ung (Nông trường Bờ Ngoong) vừa danh hiệu “Bàn tay vàng” tại Hội thi bàn tay vàng khai thác mủ cao su năm 2024 do Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang tổ chức. Với 2 anh chị, đây vừa là niềm vinh dự, vừa là động lực để gắn bó với nghề.

Lần thứ 2 đạt danh hiệu “Bàn tay vàng”, chị Lệ không giấu được sự xúc động. “Dù khá hồi hộp nhưng tôi đã cố gắng hoàn thành nội dung thi một cách nhanh nhất, bảo đảm đường cạo đúng kỹ thuật, đẹp. Kết quả mang lại khiến tôi rất vui mừng. Tôi sẽ cố gắng tiếp tục rèn tay nghề tham gia Hội thi bàn tay vàng khai thác mủ cao su cấp Tập đoàn trong thời gian tới”-chị Lê cho biết.

Khi được xướng tên ở vị trí cao nhất tại Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2024 do Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông tổ chức, tuyển thủ Kpuih HMin (Nông trường cao su Hòa Bình) không giấu được niềm vui.

“Danh hiệu "Bàn tay vàng" là niềm mong ước và khát khao của mỗi thợ cạo mủ khi tham gia tranh tài. Nhiều năm qua, Công ty đã rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ công nhân trực tiếp có trình độ; tạo điều kiện để công nhân chúng tôi được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thông qua các hội thi thợ giỏi. Sau Hội thi cấp Công ty, tôi sẽ tiếp tục tập luyện để tham gia hội thi cấp Tập đoàn; đồng thời, hỗ trợ đào tạo các thợ đi sau vững lý thuyết, giỏi thực hành”.

chi-hoang-thi-niem-cong-ty-715-dang-huong-dan-cong-nhan-cao-mu-anh-vinh-hoang.jpg
Chị Hoàng Thị Niệm-Công nhân Đội 9 (Công ty 715) hướng dẫn các công nhân cạo mủ. Ảnh: V.H

Chị Hoàng Thị Niệm-Công nhân Đội 9 (Công ty 715) cũng là cái tên thường xuyên được vinh danh "Bàn tay vàng" trong các hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su cấp Công ty. Tuy nhiên không vì thế mà chị thôi ngừng cố gắng rèn luyện trong công việc hàng ngày. 8 năm qua, chị luôn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 tặng 7 bằng khen.

Trao đổi với P.V, ông Lê Văn Thủy-Phó Chủ tịch Công đoàn Cao su Việt Nam-cho hay: Phong trào “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” đã trở thành truyền thống của công nhân khai thác mủ cao su ở các đơn vị, doanh nghiệp trồng cao su. Qua phong trào này, đơn vị có thể đánh giá tay nghề công nhân, đề ra giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp trồng cao su.

Những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu nhờ có đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành. Ngoài ra, phong trào này cũng góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp-nơi mà mỗi công nhân đều có cơ hội phát triển bản thân và cống hiến. Điều này không chỉ tạo ra môi trường làm việc tích cực mà còn góp phần giữ chân công nhân với ngành cao su.

Ông Lê Văn Thủy-Phó Chủ tịch Công đoàn Cao su Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.