Sáng tạo xà phòng đen từ vỏ trấu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mong muốn có thể tạo ra sản phẩm hữu ích đối với con người và góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay, nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội đã sáng tạo sản phẩm xà phòng đen từ vỏ trấu.

6 tháng trong phòng thí nghiệm, hàng trăm lần thực hiện và thất bại, những đêm thức trắng để tìm và dịch tài liệu tiếng Anh, những sản phẩm đầu tiên bất thành, những kỹ sư tương lai vẫn không nản chí. Tháng 6.2016, những bánh xà phòng có màu đen tuyền, nhìn giống như những chiếc bánh chocolate, ra mắt người tiêu dùng và chinh phục những khách hàng khó tính.

 

Nhóm sinh viên sáng tạo xà phòng đen từ vỏ trấu.
Nhóm sinh viên sáng tạo xà phòng đen từ vỏ trấu.

Nữ sinh viên lớp Vật liệu 1-K59 giải thích cụ thể hơn: “Tận dụng vỏ trấu để làm than hoạt tính không quá xa lạ, nhưng từ vỏ trấu làm ra xà phòng thì đúng là thần kỳ. Tôi dùng từ “thần kỳ”, bởi trong quá trình chế tạo than hoạt tính từ trấu có một sản phẩm phụ là nước thủy tinh, trong đó chứa thành phần Na2SiO3, khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, khi tận dụng thành phần này trong quá trình xà phòng hóa để tạo ra “xà phòng đen” được cho là giải pháp tuyệt vời do nước thủy tinh góp phần làm cho xà phòng đóng rắn nhanh hơn”.

Hiện tại, nhóm sinh viên theo đuổi dự án Xà phòng đen gồm 3 sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội: Lê Thị Hằng, Trần Thảo Trang (Vật liệu 1-K59) và Phạm Tiến Đạt (Vật liệu 3-K60). Các bạn trẻ cho biết việc nấu xà phòng đang được thực hiện tại phòng thí nghiệm của ĐH Bách khoa.

Trấu và than là nguyên liệu dễ tìm kiếm, còn lại các nguyên liệu khác để làm ra bánh xà phòng nhóm phải mua ở các địa chỉ uy tín, nhiều nguyên liệu phải mua xách tay từ nước ngoài để đảm bảo chất lượng.

Trần Thảo Trang, thành viên của nhóm, cho hay: “Nếu như xà phòng công nghiệp sản xuất hàng loạt có sử dụng dầu ăn cấp thấp hoặc mỡ động vật (mỡ bò, heo), nhiều thành phần từ dầu mỏ, độ độc hại và kích ứng cao thì xà phòng đen có sự kết hợp các loại dầu nền từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu hướng dương, dầu lạc, các phụ gia bảo vệ da và làm sạch như bột trà xanh, bột nghệ, than hoạt tính. Quá trình xà phòng hóa một cách hoàn toàn giữ lại các thành phần hữu ích cho da. Chúng tôi không vì lợi nhuận để biến sản phẩm của mình gây hại cho người sử dụng”.

Hiện nhóm các bạn trẻ của ĐH Bách khoa Hà Nội đang bán sản phẩm trên fanpage của Facebook mà không có đại lý hay cửa hàng, website bán hàng riêng. Vì thế, cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng loạt thương hiệu xà phòng công nghiệp màu sắc và hương liệu bắt mắt đang bán tràn lan trên thị trường càng khốc liệt hơn.

 

Nhóm Xà phòng đen được giải nhì cuộc thi BK-NEBULA - nhóm có độ lan tỏa lớn nhất trên fanpage Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Đồng thời nhóm đang lọt vào vòng bán kết cuộc thi Sáng tạo Việt Đức do Viện Quốc tế (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức).

Các bạn trẻ lạc quan: “Xà phòng đen là sản phẩm thiên nhiên handmade (làm thủ công bằng tay), sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên nên mùi hương chưa thể cạnh tranh với các loại xà phòng sử dụng hương liệu tổng hợp. Nhưng chúng tôi tin rằng, với sứ mệnh vì môi trường sống xanh sạch đẹp cùng sự thông thái của người tiêu dùng, chúng tôi sẽ cố gắng thương mại hóa sản phẩm này và sẽ thành công”.

Thúy Hằng/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.