Sáng tạo, linh hoạt thực hiện thành công các mục tiêu phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội nghị Trung ương 3 diễn ra trong bối cảnh chỉ vài tuần nữa là khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV và đất nước đang dốc toàn lực cho việc thực hiện “mục tiêu kép”: vừa chống dịch vừa chăm lo phát triển kinh tế-xã hội.

 

 Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ ba khóa XIII. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ ba khóa XIII. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Vì vậy, một trong những nội dung quan trọng của hội nghị là giới thiệu nhân sự để Quốc hội khóa XV bầu, phê chuẩn nhằm hoàn thiện các chức danh lãnh đạo chủ chốt như: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ... những người được kỳ vọng thực sự là đội ngũ tinh hoa nhất của đất nước, những người sẽ biến niềm tin, sự gửi gắm của người dân thành các chương trình hành động cụ thể, biến các chỉ tiêu Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi nhà.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021-2030) và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2025). Để thể chế hóa, cụ thể hóa và thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đó, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban cán sự Đảng Chính phủ, các bộ, ban, ngành và địa phương khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, cập nhật tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Kế hoạch tài chính quốc gia và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020; đồng thời, phân tích, dự báo tình hình, xu hướng phát triển của đất nước trước những biến động của thế giới từ đầu năm đến nay để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện, trình Trung ương xem xét, quyết định tại hội nghị Trung ương lần này.

Nhiệm vụ quan trọng và nặng nề, đòi hỏi các ủy viên Trung ương phải vận dụng linh hoạt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các tờ trình, báo cáo, tài liệu tham khảo của Ban cán sự Đảng Chính phủ, cũng như thực tiễn tình hình địa phương mình để nghiên cứu, thảo luận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình kinh tế-xã hội nước ta hiện nay và phân tích, dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới. Nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tái bùng phát lần thứ 4 với tốc độ lây lan nhanh tại các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp, đầu tàu kinh tế ở cả 2 miền Nam-Bắc, gây hao tổn nguồn lực, nguy cơ đứt gãy nhiều chuỗi sản xuất, tác động xấu đến mục tiêu tăng trưởng của đất nước.

Tuy nhiên, đáng mừng là báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố hôm 29-6 cho thấy, mặc dù phải dồn sức cho việc dập dịch nhưng GDP 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng 5,64%. Tuy có thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm 2018 và 2019, nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020.

Trong khó khăn đã xuất hiện nhiều cách làm hay, nhiều mô hình tốt trong quản lý, điều hành kinh tế từ quy mô bộ, ngành đến các địa phương. Một vụ vải thắng lợi trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành ở Bắc Giang; xuất khẩu nông-lâm-thủy sản tiếp tục tăng trưởng, mở ra ở nhiều thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, Úc, Đức... cho thấy: Nếu biết cách và chịu khó làm, nông nghiệp-nông thôn vẫn là thế mạnh, là cứu cánh cho nền kinh tế, là bệ đỡ vững chắc cho an sinh xã hội. Kim ngạch xuất khẩu tăng 7% nhờ chúng ta tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, sự đa dạng hóa đối với các chuỗi giá trị toàn cầu và chuyển hướng thương mại. Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là điện thoại di động, linh kiện và hàng dệt may, tăng tới 25%.

Điều đó cho thấy, cần quán triệt, vận dụng sáng tạo để tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, quyết sách lớn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao nội lực, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, xây dựng, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Việt Nam, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội... là hướng đi đúng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2026) mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

 

 ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.