Sáng nay chính thức thông xe hầm đường bộ hiện đại nhất Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 21-8, Bộ Giao thông-Vận tải (GTVT) chính thức thông xe toàn tuyến hầm đường bộ Đèo Cả. Đây là hầm đường bộ hiện đại nhất Việt Nam. Việc đưa hầm vào vận hành khai thác sẽ rút ngắn thời gian qua đèo Cả từ 60 phút xuống còn 10 phút.
 

Sau 8 năm triển khai dự án, hầm đường bộ Đèo Cả chính thức thông xe và đưa vào khai thác hôm nay (21-8).
Sau 8 năm triển khai dự án, hầm đường bộ Đèo Cả chính thức thông xe và đưa vào khai thác hôm nay (21-8).

Trước đó, ngày 15-8, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, sau khi kiểm tra công trình, đã đánh giá hầm đường bộ Đèo Cả đủ điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng.

Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, điểm đầu dự án tại Km1353+150 QL1A trên địa bàn tỉnh Phú Yên, điểm cuối dự án tại Km1374+525 QL1A trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Dự án do Công ty Cổ phần Đèo Cả làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài dự án 13,19 km, trong đó hầm Đèo Cả dài 4.125 mét, hầm Cổ Mã dài 500 mét.

Hai hạng mục chính của dự án là hầm Đèo Cả và hầm Cổ Mã có quy mô và trang thiết bị vận hành hiện đại nhất trong các hầm đường bộ trên Quốc lộ 1 hiện nay với 2 ống hầm song song, mỗi ống có 2 làn xe khai thác cùng chiều đảm bảo vận tốc khai thác 80 km/h.

 

Hầm đường bộ Đèo Cả sẽ miễn phí lưu thông cho mọi phương tiện trong những ngày đầu khai thác, dự kiến việc thu phí sẽ được thực hiện sau 2-9.
Hầm đường bộ Đèo Cả sẽ miễn phí lưu thông cho mọi phương tiện trong những ngày đầu khai thác, dự kiến việc thu phí sẽ được thực hiện sau 2-9.

Đây là công trình hầm đường bộ quy mô lớn đầu tiên được thực hiện theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) bằng nguồn vốn trong nước bởi chủ đầu tư và các nhà thầu Việt Nam, tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.

Việc đưa hầm đường bộ Đèo Cả vào khai thác sử dụng giúp rút ngắn thời gian qua đèo Cả từ 60 phút xuống còn 10 phút.

Hầm đường bộ Đèo Cả sẽ trực tiếp tạo điều kiện để kết nối 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tạo thuận lợi về lưu thông giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và cả nước.

Khi lưu thông qua khu vực Đèo Cả, người dân có quyền lựa chọn đi qua hầm (mất phí) hoặc đi qua đường đèo không mất phí.

Theo chủ đầu tư Dự án, việc thu phí hoàn vốn cho dự án được thực hiện từ ngày 3-9-2017 trên cơ sở hợp đồng dự án và quy định mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

Châu Như Quỳnh/dantri

Có thể bạn quan tâm

TP. Pleiku: Đối thoại với 4 hộ dân thuộc diện thu hồi đất Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông

TP. Pleiku: Đối thoại với 4 hộ dân thuộc diện thu hồi đất Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông

(GLO)- Ngày 20-5, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất TP. Pleiku đã tổ chức buổi làm việc, đối thoại và vận động 4 hộ dân thuộc xã Biển Hồ chưa đồng thuận với phương án bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để triển khai Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh quốc lộ 19).

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

(GLO)- Thời gian qua, người dân xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) sinh sống gần khu vực mỏ khai thác của Công ty TNHH Thương mại Tân Vĩnh Phát (xã Ia Nan) liên tục phản ánh về việc các xe ben chở đá từ khu vực mỏ ra quốc lộ 19B không được che đậy kỹ càng khiến đá vương vãi xuống lòng đường. 

Hiện nay, việc thu hút các hộ kinh doanh vào mua bán tại chợ đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.T

Hướng đi nào cho chợ dân sinh trong thời đại số

(GLO)- Chợ dân sinh (hay còn gọi là chợ truyền thống) từ lâu là phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, gắn kết cộng đồng, lưu giữ nét văn hóa. Thế nhưng, trước làn sóng mạng lưới bán lẻ hiện đại mở rộng, thương mại điện tử bùng nổ, chợ dân sinh đang đối mặt với thách thức lớn.