Sáng 15/1: Bệnh nhân Covid-19 nặng giảm còn 5.481 ca; Có 51 ca nhiễm biến chủng Omicron ở tỉnh, thành nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Y tế, đến nay trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 5.481 ca COVID-19 nặng, giảm so với các ngày trước đó; hiện đã có 51 ca nhiễm biến chủng Omicron tại 9 tỉnh, thành phố; Nhiều địa phương tập trung hỗ trợ F0 điều trị tại nhà...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.991.484 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.181 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.985.320 ca, trong đó có 1.663.403 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (510.604), Bình Dương (291.917), Đồng Nai (99.161), Tây Ninh (84.502), Hà Nội (82.435).
 
Đến nay trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 5.481 ca COVID-19 nặng, giảm so với các ngày trước đó
Đến nay trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 5.481 ca COVID-19 nặng, giảm so với các ngày trước đó
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.666.220 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.481 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.795 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 829 ca; Thở máy không xâm lấn: 139 ca; Thở máy xâm lấn: 698 ca; ECMO: 20 ca
Số bệnh nhân tử vong:Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 209 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.341 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.86.872 mẫu tương đương 76.057.114 lượt người, tăng 62.516 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 13/01 có 1.066.301 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 165.524.173 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.527.765 liều, tiêm mũi 2 là 71.946.807 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 15.049.601 liều.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 15/1 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 322.969.746 ca, trong đó có 5.545.762 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 264.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 51 triệu ca và trên 96.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đang đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron. Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại ở nhiều nơi.
Ngày 14/1, thế giới có 114 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 96 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 800.000 ca), Anh và Pháp cũng lần đầu tiên kể từ đầu dịch tới nay chứng kiến trên 200.000 ca/ngày, trong khi Mỹ cũng có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 2.000 ca.
Việt Nam ghi nhận 51 ca COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 51 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (13), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).
Trong số các ca bệnh nhiễm biến chủng Omicron tại Việt Nam, đa phần là các ca không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ như sổ mũi, ho có đờm... Hơn 1 nửa trong tổng số các ca bệnh này đều đã ra viện.
Tuy nhiên tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần trong nhóm chưa tiêm chủng và gấp 3 lần với nhóm đã tiêm chủng đầy đủ nên dẫn đến tăng rất nhanh số mắc, gây quá tải hệ thống y tế, con số tử vong sẽ tăng lên vì vậy vẫn phải đặt trọng tâm cho công tác phòng chống dịch. 
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
TP HCM tạm ngưng hoạt động Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3, 5, 10 và Củ Chi
Ngày 14/1, giám đốc Sở Y tế TP HCM ký văn bản về việc sắp xếp lại hoạt động các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 trong giai đoạn nghỉ Tết Nguyên đán.
Trong văn bản này, sở cho biết hiện số bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện dã chiến TP chiếm 10 - 30% công suất giường bệnh. Tuy nhiên, biến chủng Omicron có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh trở lại.
Nhằm tạo điều kiện cho nhân viên y tế tham gia chống dịch có thời gian phục hồi sức khỏe, đồng thời luôn sẵn sàng ứng phó khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, từ ngày 19/1 cho đến khi có thông báo mới sẽ tạm ngưng hoạt động Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3, 5, 10 và Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Nhân viên y tế, nhân viên khác đang công tác tại các bệnh viện này tạm thời trở về đơn vị để thực hiện nhiệm vụ theo phân công của giám đốc đơn vị chủ quản.
Sở đề nghị giám đốc các bệnh viện luôn sẵn sàng lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch trong vòng 24 giờ khi có chỉ đạo kích hoạt lại và phải có kế hoạch, phân công nhân sự trực gác bảo quản tài sản.
Khi tạm ngưng hoạt động, người bệnh hiện đang được điều trị tại các bệnh viện trên nếu đủ điều kiện xuất viện thì cho xuất viện. Với người bệnh cần tiếp tục điều trị sẽ được chuyển tới các bệnh viện điều trị COVID-19 khác trên địa bàn.
Đối với các bệnh viện dã chiến vẫn duy trì hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán, Sở Y tế TP HCM đề nghị giám đốc các bệnh viện căn cứ tình hình người bệnh thực tế, xây dựng kế hoạch phân công nhân viên y tế, luân phiên đến công tác tại bệnh viện từ nay đến ngày 15/2. Các bệnh viện báo cáo kế hoạch này về sở trước ngày 18/1.
Đối với Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 12, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, điều trị, chăm sóc người nhập cảnh dương tính, người nhiễm biến chủng Omicron, sở sẽ điều động bổ sung nhân viên y tế từ các bệnh viện trên địa bàn đến luân phiên hỗ trợ.
Các địa phương tập trung hỗ trợ F0 điều trị tại nhà
Tỉnh An Giang đã thống nhất chủ trương thực hiện phần mềm hỗ trợ quản lý F0 điều trị tại nhà theo đề nghị của Sở Y tế.
Việc theo dõi, điều trị F0 được thực hiện bởi một phần mềm trực tuyến. Cụ thể, các F0 nhẹ có thể dùng điện thoại thông minh quét mã truy cập vào địa chỉ angiang.dieutrifo.vn để đăng ký được các bác sĩ tư vấn, hỗ trợ và điều trị tại nhà. Khi đăng ký trên phần mềm, các F0 sẽ được bác sĩ hướng dẫn đo chỉ số sinh hiệu, nhận đơn thuốc, theo dõi giờ uống và kiểm tra sức khỏe trực tuyến. Phần mềm sẽ xử lý nhanh, kịp thời và không bỏ sót thông tin từ các F0.
Đến chiều 13/1, An Giang đã ghi nhận 34.951 ca mắc COVID-19, với 1.215 ca tử vong.
Tại Nam Định hiện đã ghi nhận 5.260 ca mắc COVID-19; trong đó, 2.214 ca tại cộng đồng, còn lại là trong khu cách ly, phong tỏa. Hiện còn 1.497 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế của tỉnh, số còn lại đã xuất viện hoặc chuyển lên các Bệnh viện Trung ương điều trị.
Trong bối cảnh số lượng ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng cao, nhiều ổ dịch tại doanh nghiệp, trường học phức tạp, khó kiểm soát, tỉnh đã yêu cầu các địa phương cơ sở rà soát, khảo sát các điều kiện cách ly, điều trị của các hộ trên địa bàn, để sẵn sàng điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà theo quy định, an toàn phòng dịch; đồng thời, thành lập Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà...
UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch số cho phép các đơn vị, địa phương chủ động thực hiện cách ly, điều trị F0 tại nhà nếu số lượng bệnh nhân vượt quá khả năng cơ sở, vật chất các cơ sở thu dung điều trị.
 
Các địa phương tập trung hỗ trợ F0 điều trị tại nhà
Các địa phương tập trung hỗ trợ F0 điều trị tại nhà
Điều kiện đối với các trường hợp F0 được phép cách ly, điều trị tại nhà là không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ, không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở nhỏ hơn hoặc bằng 20 lần/phút, mức độ bão hòa của oxy trong máu ngoại biên đạt từ 96% trở lên. Người bệnh đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 sau 14 ngày hoặc là trẻ em trên 1 tuổi, người lớn dưới 50 tuổi, không có bệnh nền hoặc không đang mang thai.
Để được cách ly, điều trị tại nhà, người bệnh cũng cần đáp ứng một số tiêu chí như tự chăm sóc bản thân, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế. Trường hợp không tự chăm sóc bản thân phải có phải người trực tiếp chăm sóc... Hiện hai huyện là Pác Nặm và Chợ Mới đã triển khai việc điều trị F0 tại nhà.
Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?