Hàn Quốc không chính thức hoặc không quen gọi nhân sâm là 'quốc bảo' như sâm VN. Nhưng cách 'ứng xử' với loài thảo dược quý này của họ đáng để ta suy nghĩ để phát triển sâm Việt.
Quyết định 611/QĐ-TTg về Chương trình phát triển sâm VN đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành được coi là "quốc kế". Tuy nhiên, lộ trình hiện thực hóa "quốc kế" này đang gặp những khó khăn và bất cập lớn.
Ngoài việc sâm không rõ nguồn gốc xuất xứ đội lốt sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu (sâm VN nói chung) bán giá rẻ bèo, sâm Việt còn đối mặt nhiều dự án sâm lừa lọc, gian dối cũng như công tác quản lý chất lượng sâm của cơ quan chức năng...
Hàng chục hội nhóm, hàng trăm người công khai rao bán cái gọi là sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu (gọi chung là sâm Việt Nam)... được trồng hoặc phát hiện ngoài tự nhiên trên các trang mạng, nhưng phần lớn là sản phẩm mạo danh.
Sâm Ngọc Linh, Lai Châu của Việt Nam được coi như 'quốc bảo', nhưng hiện tình trạng mua bán sâm dỏm, sâm lậu, nhiều quy định bất hợp lý... vô hình trung đẩy loại thảo dược có giá trị kinh tế cao này đối mặt muôn vàn khó khăn.
Một ngày đẹp trời, tôi gặp hai nhà khoa học được coi là 'quốc bảo' của giới nghiên cứu nhân sâm Hàn Quốc tại Lạc Dương, Lâm Đồng. Điều thật thú vị là họ đến đây để trồng sâm VN.
Sâm Lai Châu do người Trung Quốc trồng đã và đang nhập lậu rất nhiều vào Việt Nam. Vậy đường đi của sâm Lai Châu trồng ở Trung Quốc và chiêu trò buôn bán loại sâm nhập lậu này như thế nào?
Trong lúc các nhà khoa học còn những ý kiến khác nhau về phẩm chất, giá trị của sâm Lai Châu, thì thực tế đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết để phát triển sâm quý Việt Nam thực sự là "quốc bảo". Một trong những vấn đề đó là sự bát nháo của thị trường sâm.