Sâm Việt giữa muôn vàn khó khăn: 'Cái khó bó cái khôn'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quyết định 611/QĐ-TTg về Chương trình phát triển sâm VN đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành được coi là "quốc kế". Tuy nhiên, lộ trình hiện thực hóa "quốc kế" này đang gặp những khó khăn và bất cập lớn.

Cần khẳng định Quyết định 611/QĐ-TTg (gọi tắt là QĐ611) ban hành ngày 1.6.2023 là chủ trương rất đúng đắn của Chính phủ. Nó thể hiện ý chí biến sâm "quốc bảo" trở thành hàng hóa thật sự mang lại giá trị kinh tế được kỳ vọng là "cây trồng tỉ USD" sớm nhất có thể. QĐ611 cũng đưa ra lộ trình phát triển sâm VN (SVN) rất rõ ràng...

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng trồng lèo tèo SNL trên diện tích rất nhỏ vì không có vốn để đầu tư

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng trồng lèo tèo SNL trên diện tích rất nhỏ vì không có vốn để đầu tư

Khát vốn

Nhu cầu về vốn đầu tư trồng sâm trở nên bức thiết hơn sau khi QĐ611 ra đời. Các địa phương có thể trồng được sâm hào hứng "đua" theo chương trình phát triển SVN với định hướng trong QĐ611 là "Phấn đấu diện tích trồng SVN đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030 và bắt đầu từ năm này sản lượng đạt 300 tấn/năm". Cơn khát vốn trồng sâm âm ỉ từ lâu và nay càng bùng nổ. Để đạt mục tiêu nói trên thì phải đầu tư rất lớn để trồng sâm khi trồng 1 ha sâm Ngọc Linh (SNL) hay sâm Lai Châu (SLC) cần không dưới 10 tỉ đồng.

Dường như người trồng sâm nào cũng cho rằng không có loài cây nào có thể "hái ra tiền" nhiều như cây SVN. Biết vậy, nhưng hầu hết doanh nghiệp (DN) lẫn những cá nhân trồng sâm hiện đều rất khát vốn. Nếu không tháo gỡ cơ chế, chính sách để người trồng sâm có thể vay vốn thì việc phát triển SVN theo chương trình nói trên khó đạt được mục tiêu. "Người dân và DN trồng sâm, tài sản của họ tính trên vườn sâm là rất lớn. Song họ không thể thế chấp để vay vốn, tiếp tục đầu tư phát triển được", ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nói.

TS Phạm Quang Tuyến cho rằng thiếu vốn là vấn đề thật sự đối với mục tiêu phát triển sâm quy mô lớn

TS Phạm Quang Tuyến cho rằng thiếu vốn là vấn đề thật sự đối với mục tiêu phát triển sâm quy mô lớn

Phát triển SVN còn hướng tới mục tiêu "dân sinh", nhưng dân ở vùng trồng được sâm hầu hết đều là người nghèo nên không có tiền để đầu tư. Đến các vùng trồng SVN đều nghe người dân bản địa than thở đang rất cần vốn trồng sâm. Tại xã Trà Linh (H.Nam Trà My, Quảng Nam), chúng tôi thấy nhiều khoảnh vườn nhỏ trồng lèo tèo SNL dưới tán lá rừng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Hỏi tại sao cây SNL có thể kiếm tiền tỉ nhưng không tận dụng lợi thế tại chỗ của mình để trồng nhiều, ai cũng trầm ngâm nói: "Lấy vốn đâu đầu tư trồng nhiều?" .

Ở vùng trồng SLC cũng vậy, với những người trồng sâm, nhất là nông dân bản địa, cái khó về vốn đã "bó cái khôn" của họ. TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu lâm sinh thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp VN - người sát cánh hỗ trợ kỹ thuật trồng SLC cho một số đơn vị, cá nhân, bày tỏ: "Vốn thật sự là vấn đề đối với việc phát triển sâm quy mô lớn. Với người đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, kiếm được vốn để trồng sâm với quy mô nhỏ nhằm thoát nghèo cũng rất khó". Ông Lỳ Nhù Chừ, Chủ tịch UBND xã Tá Bạ, H.Mường Tè, Lai Châu, cho biết: "Việc triển khai trồng SLC tại xã Tá Bạ đang gặp phải một số khó khăn về chính sách hỗ trợ giống và các nguồn lực khác". Nguồn lực mà ông Chừ nói, chủ yếu là vốn.

Người có sâm trồng thật đem bán mà chưa được cấp mã số vùng trồng cũng không khác gì bán lậu

Người có sâm trồng thật đem bán mà chưa được cấp mã số vùng trồng cũng không khác gì bán lậu

Vòng "kim cô" Cites và rào cản lâm luật

SNL và SLC được đưa vào danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm của Cites theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22.1.2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Về lý thuyết, việc cả hai loại sâm quý của VN được đưa vào Cites là rất đúng đắn. Tuy nhiên, việc áp dụng theo những quy định của Cites cho SNL và SLC đang nảy sinh những vấn đề đòi hỏi phải có cách xử lý linh hoạt thì mới phát triển SVN được. Thực tế, trong tự nhiên hiện nay, SNL và SLC gần như không còn, trong khi người trồng sâm đang bị những quy định của Cites làm khó.

Trong đó, người trồng SVN đang gặp rất nhiều khó khăn do việc xác nhận hồ sơ, nguồn gốc sâm thế nào là tự nhiên, nhân tạo. Ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CVI Pharma, nêu: "Chúng ta đang khuyến khích phát triển sâm dưới tán rừng, nhưng việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ sâm bố mẹ để được cấp mã số định danh vườn trồng vô cùng khó khăn. Đây là bất cập cực kỳ lớn. Không giải quyết được vấn đề này sẽ không có cơ hội phát triển SVN trở thành hàng hóa". Đem câu chuyện về Cites trao đổi với TS Phạm Quang Tuyến, ông tâm tư: "Bán một cây sâm cũng báo cáo cơ quan quản lý. Không có mã số vùng trồng thì về nguyên tắc, mọi hoạt động kinh doanh thương mại hóa sản phẩm SVN đều vi phạm Công ước Cites. Người có sâm trồng thật đem bán mà chưa được cấp mã số vùng trồng cũng không khác gì bán lậu".

Việc trồng sâm dưới tán lá rừng vướng quy định của luật Lâm nghiệp

Việc trồng sâm dưới tán lá rừng vướng quy định của luật Lâm nghiệp

Tìm hiểu về tiến độ cấp mã số vùng trồng cho SVN, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng. Tổng số cây SNL tại Quảng Nam đã trồng ước tính 874.842 cây, nhưng ông Hồ Quang Bửu cho hay chưa có cơ sở trồng sâm nào được cấp mã số vùng trồng vì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dù tỉnh này đang phát huy tối đa lợi thế và quyết liệt triển khai chương trình trồng SNL theo QĐ611. Lai Châu thì có vẻ khá hơn một chút, nhưng cũng chẳng thể vui nổi. Theo ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lai Châu, tính đến nay, toàn tỉnh có 19 tổ chức, 217 hộ gia đình, cá nhân trồng khoảng 60 ha sâm, trồng tập trung và nhiều diện tích nhỏ lẻ, phân tán trồng dưới tán rừng, nhưng cũng mới có 6 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với hơn 250.000 cây sâm.

Việc phát triển SVN cũng vướng những quy định của luật Lâm nghiệp. Chẳng hạn, Kon Tum có hơn 50% diện tích quy hoạch phát triển SNL nằm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, trong khi luật Lâm nghiệp năm 2017 không cho phép tác động vào rừng đặc dụng. Mặt khác, luật Đất đai năm 2024 có quy định nội dung cho thuê môi trường rừng trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất để nuôi, trồng phát triển cây dược liệu, nhưng lại chưa có quy định về trình tự thủ tục về hồ sơ, quy định về thời gian thuê, mức giá thuê và hạn mức thuê.

Hàng loạt bất cập khác

Những người trồng, chế biến SVN và nhiều nhà khoa học cho biết trong Dược điển VN V, về SVN (SNL) có đưa ra chỉ tiêu định lượng với hàm lượng M-R2 quy định không được thấp hơn 0,4%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia và người trong ngành, hàm lượng này là quá thấp. Ngoài ra, hiện cũng chưa có quy trình trồng sâm chuẩn (SOP) cấp quốc gia; Bộ NN-PTNT cũng chưa công nhận SVN là cây trồng chính...

Kể cả việc trồng sâm dưới tán lá rừng ở vùng rừng không thuộc diện đặc dụng vẫn gặp khó khăn. "Trồng SNL cần phải có mái che để bảo vệ sâm không bị mưa gió gây dập nát. Tuy nhiên, quy định của ngành lâm nghiệp là không được tác động vào bất cứ thứ gì dưới tán rừng. Điều này gây khó cho những người trồng như chúng tôi, chưa kể sẽ bị thiệt hại lớn khi có mưa lũ", ông Nguyễn Đức Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Sâm Sâm Group, băn khoăn... (còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.