Sắc màu dã quỳ trong tranh Nguyễn Văn Chung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hoa dã quỳ bắt đầu nở vào khoảng cuối tháng 10 Dương lịch. Đến cao nguyên Gia Lai vào độ này, hoa dã quỳ trải dài khắp các con đường, trên những triền đồi như một tấm thảm hoa khổng lồ, làm xao xuyến lòng người. Hoa dã quỳ đã đi vào văn học, nghệ thuật với nhiều cung bậc cảm xúc được thể hiện qua nhiều tác phẩm nghệ thuật giàu giá trị. Trong đó, họa sĩ Nguyễn Văn Chung là một trong số nét cọ tài hoa mang nhiều cảm xúc với hoa dã quỳ qua tác phẩm của mình. 
Ở Gia Lai có rất nhiều họa sĩ vẽ hoa dã quỳ thành công như: Mai Quý Ngọc, Nguyễn Văn Chung, Châu Ái Vân, Nguyễn Thị Hoa... Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là họa sĩ Nguyễn Văn Chung. Anh là một trong những họa sĩ gắn liền với rất nhiều đề tài về vùng đất, con người Tây Nguyên. Chính vì vậy, loài dã quỳ đặc trưng của Tây Nguyên dần đi vào tranh của anh như một sự tự nhiên, giữa tâm hồn người họa sĩ bắt gặp một vẻ đẹp trong trẻo của mùa vàng cao nguyên.
Họa sĩ Nguyễn Văn Chung vẽ nhiều về hoa dã quỳ. Hoa dã quỳ trong tranh của anh thay đổi theo thời gian. Năm 2016, với chùm tranh Sắc vàng, hoa dã quỳ ở thời điểm này được anh tả thực, mô tả một cách chi tiết, cùng với các hình tượng núi rừng, những con đường đất đỏ, những người phụ nữ trên đường đi làm rẫy về, trên lưng gùi là ánh nắng ráng chiều hắt bóng. Những bức tranh này được anh sử dụng bố cục cổ điển với cách phân chia mặt phẳng tranh và sắp xếp hình ảnh cân đối với nền tranh được chia thành tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh theo chiều đứng hoặc chiều ngang và luôn ưu tiên khu vực hình ảnh chính ở giữa tranh. Vì vậy, những bức tranh về hoa dã quỳ của anh có đặc điểm rất riêng. Người xem nhìn vào sẽ biết ngay là tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Chung với sắc vàng rực rỡ, sống động, như đứng trước một khu vườn thật trước mắt.
Tác phẩm “Giao mùa” của họa sĩ Nguyễn Văn Chung.
Tác phẩm “Giao mùa” của họa sĩ Nguyễn Văn Chung.
Năm 2017, anh đã thử nghiệm cách vẽ mới với cách tạo mache trước, sau đó mới sử dụng chất liệu vẽ lên, rồi tạo cách chấm phá ấn tượng hơn như bức tranh “Dã quỳ và thông 1” (Acrylic, 50x50 cm), “Dã quỳ và thông 2” (Acrylic, 40x50 cm). Đây là 2 bức tranh đầu tiên anh vẽ hoa theo phong cách mới. Tác phẩm “Sắc nắng” (Sơn dầu, 60x80 cm) được anh vẽ năm 2019, tác phẩm “Chiều vàng” (Acrylic, 30x50 cm) năm 2020. Hoa dã quỳ của anh đã có những biến chuyển về mảng, khối, bút pháp để trở nên ấn tượng hơn. Đến năm 2021, với tác phẩm “Chiều đông” (Acrylic, 50x60 cm), “Sắc nắng” (Acrylic, 50x75 cm), “Chiều vàng” (Tổng hợp, 50x100 cm) thật sự là một sự bứt phá trong cách vẽ của anh. Dù bố cục tranh vẫn theo phong cách cổ điển, nhưng cách vẽ mới, thiên về cảm xúc nhiều hơn, với phong cách ấn tượng đã tạo cho tranh nhiều dấu ấn hơn, cuốn hút hơn, với những vạt hoa vàng dài hun hút ở núi đồi khiến cho không gian tranh như mênh mang, trải dài hơn, có chiều sâu, thăm thẳm hơn và ta thấy mình như nhỏ bé hơn giữa không gian rộng lớn của cánh đồng hoa.
Với họa sĩ Nguyễn Văn Chung, anh luôn đổi mới trong cách vẽ. Sự thay đổi của anh giống như chinh phục một ngọn núi cao, với cấp độ ngày càng khó hơn, bản thân sẽ phải tự trau dồi, rèn giũa nhiều hơn để đi đến thành công.
Họa sĩ Nguyễn Văn Chung từng tâm sự: Đối với anh, dã quỳ là một loài hoa đẹp, ấn tượng với sức sống mãnh liệt, đậm chất Tây Nguyên, dù có bị chặt bỏ bao nhiêu lần đi chăng nữa thì cứ đến đầu mùa khô lại bung vàng khoe sắc. Chính vì sự mạnh mẽ đó mà anh rất yêu loài hoa này và dã quỳ đã trở thành một hình tượng không thể thiếu trong những tác phẩm nghệ thuật của anh.
LÊ VI THỦY

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.