Quyền lợi, nhìn từ lương tối thiểu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng chục năm trước, lương tối thiểu trong các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từng là vấn đề nóng trên báo chí và các diễn đàn nghị sự, nhất là tính theo vùng và làm căn cứ để so sánh khi DN thực hiện các chế độ BHXH.

Theo Quyết định 385 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 1-4-1996, mức lương tối thiểu (LTT) đối với NLĐ Việt Nam làm công việc giản đơn nhất với điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường trong các DN FDI, các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là DN FDI) có thuê mướn lao động là người Việt Nam không thấp hơn 45 USD/tháng áp dụng đối với DN FDI đóng trên địa bàn TP Hà Nội và TP HCM; không thấp hơn 40 USD/tháng áp dụng đối với DN FDI đóng trên địa bàn thành phố loại II lúc đó (gồm TP Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ) và TP Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu; không thấp hơn 35 USD/tháng áp dụng đối với DN FDI đóng trên địa bàn các tỉnh còn lại hoặc các DN sử dụng nhiều lao động giản đơn thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Vào thời điểm đó, nhiều DN FDI đóng trên địa bàn huyện Củ Chi, TP HCM vẫn hay "nhìn" qua Bình Dương cách một con sông Sài Gòn, ở đó DN FDI chỉ áp dụng mức LTT 35 USD/ tháng. Chênh lệch 10 USD nghe qua không lớn, song với DN có hàng ngàn lao động thì các chi phí liên quan tiền lương, BHXH sẽ là chênh lệch đáng để quan tâm.

Nền LTT nhằm buộc DN các loại hình kinh tế phải trả khoản lương để NLĐ sống được với các nhu cầu tối thiểu, đó chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là DN phải trả cao hơn với mức LTT nhất định để NLĐ có thể sống và làm việc, tái tạo sức lao động. Thế nhưng nhiều DN áp dụng cách thức bình quân hóa tiền LTT, chỉ trả cho NLĐ mức lương sàn, cao hơn LTT một khoản ít ỏi. Đó cũng là cách DN giảm chi phí, đối phó với cơ quan chức năng.

Luật BHXH năm 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương. Từ năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Trong thực tế diễn ra tình trạng trong DN luôn tồn tại 3 loại thu nhập của NLĐ là: loại làm căn cứ đóng BHXH, loại để quyết toán và loại trả cho NLĐ. Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH luôn ở mức thấp nhất, chỉ bằng LTT vùng cộng 7% với lao động qua đào tạo nghề và thêm 5% - 7% với người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Có DN chẻ thu nhập, tách phụ cấp sang các phúc lợi khác để không phải tính đóng BHXH cho NLĐ. Trong khi đó, quy định hiện hành khó tách bạch các khoản phụ cấp tính đóng BHXH DN trả theo LTT vùng, bởi mỗi nơi xây dựng thang bảng lương, phụ cấp, mức tiền khác nhau.

Cả nước hiện có hơn 16 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc, hệ thống BHXH quản lý hơn 600.000 đơn vị sử dụng lao động có đóng BHXH. Do đó, cần thiết kế luật theo hướng chặt chẽ, khả thi hơn, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH. Cần quy định rõ các khoản phải đóng BHXH bắt buộc; xác định cụ thể tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với trường hợp thỏa thuận trả lương theo giờ, ngày, tuần và theo sản phẩm, khoán…, không để quyền lợi của NLĐ bị bớt xén, thiệt thòi.

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.