Quy hoạch quốc gia về thể thao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những thất bại của thể thao VN tại Olympic 2024 thì ai cũng đều thấy rõ. Đã có rất nhiều bài báo phân tích nguyên nhân của những thất bại này trong từng môn thể thao thi đấu tại Paris (Pháp).
Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Nhưng có một điều cần suy nghĩ sâu hơn, cần nói rõ hơn, và quan trọng nhất để thể thao VN phát triển, là một quy hoạch quốc gia về thể thao thành tích cao.

Khi xây dựng một thành phố, người ta phải quy hoạch hết sức tỉ mỉ, thay đi đổi lại nhiều lần để có được hình hài và tầm vóc ở mức tốt nhất, phù hợp nhất. Thể thao cũng vậy thôi. Và nếu quy hoạch thành phố cần những kiến trúc sư (KTS) "ngoại hạng", thì trong lĩnh vực thể thao cũng tương tự. Và không chỉ cần những KTS tài năng, mà quan trọng hơn là tâm huyết.

Những thay đổi địa điểm huấn luyện hay đầu tư không đúng chỗ trong nhiều năm qua chứng tỏ chúng ta rất thiếu những KTS tài năng và tâm huyết. Chỉ một khi quốc gia đứng ra chủ trì xây dựng quy hoạch thể thao, quy tụ những KTS đúng chuẩn, từ đó tìm ra những tài năng thể thao ngay khi họ còn là thiếu nhi hay thiếu niên, kiên trì đào tạo trong nhiều năm.

Và nói đến thể thao thì không thể thiếu thi đấu thường xuyên. Không vận động viên nào cứ ở trong nước mà thành những tài năng lớn được. Nói đến thi đấu thường xuyên ở các đấu trường quốc tế, thì phải cần tiền, cần nhiều tiền. Bấy giờ, chính người đứng ra chủ trì quy hoạch thể thao sẽ thay mặt quốc gia kêu gọi những nguồn lực xã hội đóng góp cho thể thao thành tích cao. Chắc chắn lúc ấy sẽ có nguồn tài chính bền vững, vấn đề còn lại là sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Khi nói đến những KTS tài năng và tâm huyết cho thể thao VN, thì không phân biệt là người VN hay nước ngoài. Miễn là những người nước ngoài ấy yêu và thực tâm muốn đóng góp cho thể thao VN. Chúng ta lại nhớ tới HLV bóng đá người Hàn Quốc là ông Park Hang-seo. Ông là một người yêu VN và hiểu người VN, từ tinh thần tới thể chất.

Khi đã nói tới quy hoạch thì sẽ phải đề cập tới những mốc thời gian, 5 năm hay 10 năm cho mỗi giai đoạn. Từ Olympic 2024 tới Olympic sắp tới, trong 4 năm thể thao thành tích cao VN sẽ chuẩn bị được những gì, làm được những gì, có thể hy vọng vào những môn mũi nhọn hay những môn đột phá nào. Tất cả đều phải nằm trong quy hoạch và quá trình thực hiện. Vì thế, chỉ có quy hoạch tầm quốc gia mới thực hiện được những yêu cầu này.

Ai cũng biết, muốn thực hiện được nhiệm vụ hết sức khó khăn là thể thao VN phải có được thành tích cụ thể ở các giải đấu tầm châu lục, và nhất là ở tầm thế giới, thì tất cả những chuẩn bị về vật chất là không thể thiếu, nhưng chưa đủ. Hơn thế nữa phải có ý chí, nhiệt tâm và ở mức độ cao nhất, là lòng yêu nước. Phải có khát khao cháy bỏng được nhìn quốc kỳ VN tung bay, được nghe quốc thiều VN vang lên hùng tráng ở những đấu trường danh giá, thì mới mong đưa thể thao VN lên tầm cao thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm lịch sử

Quan hệ Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng, là mối tình hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có, “là một biểu tượng thời đại” trong quan hệ quốc tế.
Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?