Lễ bế mạc Olympic 2024: Lời tạm biệt ấn tượng của nước Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lời chia tay của Paris với Olympic 2024 diễn ra lung linh, biến đổi sắc màu kỳ ảo nhờ công nghệ hiện đại và đậm chất nghệ thuật đặc sắc, được trình diễn trên sân khấu 2.800m2 tại SVĐ Stade de France.
Bế mạc Olympic Paris 2024, bữa tiệc của âm thanh và ánh sáng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Bế mạc Olympic Paris 2024, bữa tiệc của âm thanh và ánh sáng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Sau hơn hai tuần tranh tài đầy kịch tính và hấp dẫn, Olympic Paris 2024 chính thức khép lại với lễ bế mạc diễn ra rạng sáng 12/8 (theo giờ Việt Nam).

Nếu như lễ khai mạc được tổ chức dọc theo sông Seine - đánh dấu kỳ Thế vận hội đầu tiên khai mạc bên ngoài một sân vận động, thì lễ bế mạc lại được tổ chức theo hình thức truyền thống - tại Sân vận động Stade de France, một trong những địa điểm mang tính biểu tượng của nước Pháp.

Không hổ danh là một "kinh đô nghệ thuật và ánh sáng," lời chia tay của Paris với Olympic 2024 diễn ra lung linh, biến đổi sắc màu kỳ ảo nhờ công nghệ hiện đại và đậm chất nghệ thuật đặc sắc, được trình diễn trên sân khấu rộng 2.800m2 tại sân vận động Stade de France.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân, cùng nhiều lãnh đạo các nước, các tổ chức thể thao có mặt tại lễ bế mạc.

Trong hơn 2 giờ 30 phút, đạo diễn nghệ thuật người Pháp Thomas Jolly cùng 270 nghệ sĩ đã biến sân vận động lớn nhất nước Pháp Stade de France thành một show diễn theo phong cách kinh đô điện ảnh Hollywood, bởi Olympic 2028 sẽ diễn ra tại thành phố Los Angeles của Mỹ.

Với chủ đề "Những kỷ lục" (Records), Ban tổ chức muốn phản ánh tinh thần Olympic và thể hiện ý tưởng “mỗi chúng ta đều sống trong thế giới của riêng mình, chia sẻ điều đó để kết nối lại, cùng vượt qua khó khăn, vừa nhìn về quá khứ vừa hướng tới tương lai.”

Đạo diễn nghệ thuật người Pháp đã kể lại câu chuyện một nhà du hành giữa các vì sao do vũ công nhảy múa Arthur Cadre thủ vai, người đến sân vận động để khám phá những tàn tích của Thế vận hội và hồi sinh nó giống như nhà sáng lập ra Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Pierre de Coubertin hồi sinh Thế vận hội cổ đại vào cuối thế kỷ 19.

Ca khúc "Under the Paris Sky" ca ngợi vẻ đẹp của Paris được vang lên dưới giọng ca của nữ ca sỹ Zaho de Sagazan đã mở đầu buổi lễ.

Như các kỳ trước, buổi lễ gồm những nghi thức truyền thống như dập tắt ngọn lửa Olympic, trao cờ Olympic cho Ban tổ chức Olympic Los Angeles 2028 và cuộc diễu hành của các vận động viên để khép lại một mùa Hè thể thao sôi động.

Dấu ấn của "kinh đô điện ảnh" Hollywood cũng được thể hiện rõ nét qua sự xuất hiện của tài tử Tom Cruise với màn đu người từ trên đỉnh sân vận động Stade de France ở độ cao 42m và đáp xuống mặt đất, cầm lá cờ Olympic và phóng xe máy trên đường phố Paris, sau đó lên máy bay để đưa lá cờ Olympic về thành phố Los Angeles của Mỹ.

Theo Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ngô Đức Sỹ “văn giỏi, võ tinh”

Ngô Đức Sỹ “văn giỏi, võ tinh”

(GLO)- “Văn giỏi, võ tinh” là cách mà nhiều nhận xét về em Ngô Đức Sỹ (SN 2008, trú tại thôn Ia Tang, xã Ia Dơk, tỉnh Gia Lai). Không chỉ giành huy chương ở các giải đấu Taekwondo, em còn duy trì thành tích học tập xuất sắc trong nhiều năm liền.

Thời cơ cho thể thao thành tích cao Gia Lai sau sáp nhập

Thời cơ cho thể thao thành tích cao Gia Lai sau sáp nhập

(GLO)- Việc sáp nhập tạo lập tỉnh Gia Lai mới là cơ hội lớn để nhiều ngành bứt phá, trong đó có thể thao. Nhiều nhà chuyên môn đầu ngành khẳng định các môn thể thao thành tích cao của tỉnh sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn, hứa hẹn nâng tầm tên tuổi Gia Lai trong làng thể thao quốc gia.

null