Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" Gia Lai: Trách nhiệm, nhân văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Ban Quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh Gia Lai đã huy động, quản lý, sử dụng nguồn quỹ một cách hiệu quả, góp phần chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách.    
 Các thành viên Ban Quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh họp bàn triển khai kế hoạch vận động. Ảnh: Đ.Y
Các thành viên Ban Quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh họp bàn triển khai kế hoạch vận động. Ảnh: Đ.Y
Theo bà Trần Thị Hoài Thanh-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh, những năm qua, Ban Quản lý đã tích cực huy động các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp quan tâm đóng góp với mục tiêu phấn đấu đảm bảo cho gia đình thương-bệnh binh và người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. Tính riêng năm 2017, kết quả huy động Quỹ của tỉnh và huyện được trên 4,2 tỷ đồng.
“Là đơn vị thường trực nhận đóng góp, quản lý, sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội duy trì tổ chức họp bàn thống nhất cách vận động, sử dụng, tổng kết công tác vận động, chỉ ra những việc làm được, chưa được để tiếp tục có kế hoạch phấn đấu vận động trong năm tiếp theo. Để việc huy động Quỹ được xã hội quan tâm, Sở thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa việc đóng góp Quỹ, biểu dương kịp thời cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”-bà Trần Thị Hoài Thanh chia sẻ.                  
Hàng năm, từ nguồn huy động được, Ban Quản lý Quỹ của tỉnh đã tổ chức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, tặng sổ tiết kiệm, tặng quà, thăm hỏi, hỗ trợ gia đình người có công khó khăn, bị hoạn nạn, nâng cấp tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ, chăm sóc thương-bệnh binh, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng. Tính từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã trao hàng trăm sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các gia đình người có công còn khó khăn với tổng số tiền trên 1,2 tỷ đồng; hỗ trợ xây mới 1.636 nhà tình nghĩa. Tất cả Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống trên địa bàn tỉnh đều được các đơn vị nhận phụng dưỡng, chăm sóc đến cuối đời; 98% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Các huyện, thị xã, thành phố đều trích Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” nâng cấp, tu sửa các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm ở địa phương.
Huyện Kông Chro là một trong những đơn vị làm rất tốt công tác huy động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Năm 2017, huyện Kông Chro được giao kế hoạch huy động Quỹ là 30 triệu đồng nhưng toàn huyện đã vận động được đến 366 triệu đồng. Nhờ đó, huyện đã chăm lo tốt hơn đời sống các gia đình chính sách, người có công. Ông Trần Đình Phùng-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-cho biết: 80% gia đình chính sách, người có công của huyện có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú; 100% hộ nghèo là gia đình chính sách đã được hỗ trợ vốn vay sản xuất để đảm bảo cuộc sống. Đối tượng con liệt sĩ, thương-bệnh binh được chính quyền quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện công tác hoặc sản xuất, kinh doanh; nhiều người đã vượt khó vươn lên thành đạt.
Theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, kế hoạch của Ban Quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh là phấn đấu đến cuối năm 2018 có 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công; 100% hộ gia đình chính sách và người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú; không địa phương nào còn hộ nghèo thuộc diện gia đình chính sách. Vì vậy, trong năm 2018, toàn tỉnh tiếp tục phấn đấu vận động 3,2 tỷ đồng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”.
“Để đạt mục tiêu trên, Ban Quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh sẽ tiếp tục vận động, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện xây dựng, quản lý và sử dụng nguồn quỹ theo đúng quy định, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu. Thực hiện công khai kết quả vận động Quỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các thành viên trong Ban Quản lý Quỹ tiếp tục kêu gọi các cơ quan, ban, ngành, hội, đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân tích cực ủng hộ xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để có điều kiện hỗ trợ tốt hơn đối tượng người có công thông qua việc tặng sổ tiết kiệm, làm mới và sửa nhà cho gia đình chính sách còn khó khăn về nhà ở”-bà Trần Thị Hoài Thanh nhấn mạnh.
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.