Quỹ đất dành xây nhà ở xã hội 'biến mất'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo quy định, dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị đều phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội.
 
Tiền thu từ việc hoán đổi quỹ đất 20% nên được tách bạch và dành riêng cho việc phát triển nhà ở xã hội NGỌC DƯƠNG
Tiền thu từ việc hoán đổi quỹ đất 20% nên được tách bạch và dành riêng cho việc phát triển nhà ở xã hội NGỌC DƯƠNG
Tuy nhiên đến nay, chưa thấy dự án nhà ở thương mại nào xây dựng nhà ở xã hội.
“Bốc hơi” quỹ đất 20%
Theo quy định, trường hợp dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha, chủ đầu tư dự án được lựa chọn các hình thức hoặc dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội (NOXH), giao quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20%, nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20%.
Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết bất cập lớn nhất là quy định đấu thầu, đấu giá quỹ đất 20% mà chủ đầu tư dự án giao lại cho nhà nước. Chính quyền muốn phát triển NOXH phải đấu thầu quỹ đất này, nếu không phải tự bỏ tiền ngân sách ra đầu tư. Trong khi vốn ngân sách hiện nay hầu hết các địa phương đang rất eo hẹp, còn việc đấu thầu, đấu giá quỹ đất này cũng muôn vàn khó khăn bởi hầu như không có doanh nghiệp (DN) nào tham gia vì không có lãi. Bên cạnh đó, nhiều địa phương không có nhu cầu xây NOXH hoặc vị trí đó không phù hợp làm NOXH, nếu có xây cũng ít người mua.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết luật quy định đối với dự án trên 10 ha, nếu chủ đầu tư không muốn làm NOXH có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận. Do đó trên thực tế, đã có nhiều dự án nhà ở thương mại có quy mô trên 10 ha, thậm chí vài chục, vài trăm héc ta nhưng không dành quỹ đất 20% để xây dựng NOXH trong khu vực dự án do chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ NOXH bằng hoán đổi quỹ nhà ở dự án khác hoặc được quy đổi bằng tiền và được sử dụng quỹ đất này để kinh doanh nhà ở thương mại, hưởng lợi lớn.
Đối với dự án dưới 10 ha do được hoán đổi bằng nhiều cách, trong đó đa số các chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất cho toàn bộ dự án đã hoàn thành nghĩa vụ dành 20% quỹ đất làm NOXH và chủ đầu tư được đầu tư kinh doanh nhà ở thương mại trên phần đất này. Thực hiện quy định này thì ngân sách nhà nước không thu được gì để phát triển NOXH và người dân cũng không có thêm NOXH để mua, thuê, thuê mua.
Tiền thu được chỉ để làm nhà ở xã hội
Lãnh đạo một công ty bất động sản tại TP.HCM cho biết hiện nay đa số các dự án nhà ở, khu đô thị đều chọn hình thức nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Khoản tiền này nộp vào ngân sách nhà nước, sau đó nhà nước có dùng vào việc xây NOXH hay không, DN cũng không biết và ít quan tâm. “Có một thực tế là chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại thường rất ngại xây dựng NOXH và nhà ở thương mại cùng một khu. Về mặt hiệu quả đầu tư, khi làm NOXH chung với nhà thương mại sẽ làm nhà ở thương mại giảm giá trị. Không những vậy, do khoảng cách về thu nhập khác nhau, nên các dịch vụ, tiện ích những người mua NOXH thường không đủ sức đóng phí quản lý. Thực tế cho thấy những người mua NOXH cũng không cảm thấy thoải mái khi ở chung với người mua nhà thương mại.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, NOXH chính là hướng đến giá rẻ nhưng DN không mấy mặn mà và cơ chế nhiều bất cập, vậy hãy cố gắng phát triển căn hộ thương mại dưới 20 triệu đồng/m2 là hoàn toàn khả thi ở các tỉnh, ngoại thành Hà Nội, TP.HCM... Tại đây đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng, đáp ứng được nhu cầu sống của người dân. Tại các dự án, DN có thể xây nhà thương mại giá rẻ dưới 20 triệu đồng/m2 thay cho NOXH, bởi giá NOXH hiện nay cũng tương đương khoảng 20 triệu đồng/m2. Không những vậy, cần tách bạch khoản tiền DN hoán đổi 20% quỹ đất xây NOXH vào một tài khoản riêng, không được “hòa” chung vào vốn ngân sách hoặc nguồn thu này nên được hoạch toán riêng để dùng vào việc xây dựng NOXH, không nên “lẫn lộn” như cách làm lâu nay.
“Đến nay tại TP.HCM chỉ có hai dự án của Công ty Nam Long ở Q.9 và H.Bình Chánh có làm NOXH trong dự án nhà thương mại, các dự án còn lại đều thực hiện việc hoán đổi bằng cách nộp tiền sử dụng đất cho toàn bộ dự án để không phải làm NOXH. Trong khi đó, nguồn tiền quy đổi tương đương DN đóng cho nhà nước không biết đi đâu bởi chưa có dự án NOXH nào đến nay được xây dựng bằng nguồn tiền này”.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM 
Theo Đình Sơn (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.