Quảng Ninh chi 9.800 tỷ đồng làm hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tỉnh Quảng Ninh sẽ chi gần 9.800 tỷ đồng xây dựng hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục nối hai bờ thành phố Hạ Long.

Phối cảnh minh họa dự án hầm đường bộ vượt biển qua vịnh Cửa Lục.
Phối cảnh minh họa dự án hầm đường bộ vượt biển qua vịnh Cửa Lục.



Tỉnh Quảng Ninh sẽ chi gần 9.800 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để xây dựng hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục - hầm đường bộ vượt biển lớn nhất Việt Nam nối hai bờ thành phố Hạ Long.

Ngày 14/3, HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Dự án hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục.

Theo đó, Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ gần 9.800 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương, thời gian thực hiện từ năm 2019 đến 2024. Hầm có tổng chiều dài 2.750m, điểm đầu tại khu vực nút giao Vườn Đào, phường Bãi Cháy, điểm cuối kết nối vào đường ven biển khu đô thị Vinhomes Bến Đoan, phường Hòn Gai.

Đây là hầm vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực chịu được động đất cấp 7, chiều cao tĩnh không 4,75m và có 6 làn xe cơ giới. Hầm được trang lắp đặt nhiều thiết bị hiện đại gồm hệ thống thông gió, phòng cháy chữa cháy, hệ thống điều khiển giao thông thông minh....

Khẳng định Dự án Hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục là công trình tạo đột phá trong phát triển hạ tầng của tỉnh Quảng Ninh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cho rằng, "Quảng Ninh cần chủ động triển khai đồng bộ các công việc chuẩn bị, xây dựng phương án đảm bảo môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án, chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, không làm ảnh hưởng đến mỹ quan hạ tầng du lịch, giảm thiểu ảnh hưởng đến đời sống dân cư, hoạt động du lịch, hoạt động hàng hải khu vực xung quanh dự án".


 

Cầu Bãi Cháy nối hai bờ thành phố Hạ Long thực hiện cấm các phương tiện lưu thông trong bão lớn. Xe máy và người điều khiển phải sử dụng phương tiện chuyên chở để sang bờ bên kia.
Cầu Bãi Cháy nối hai bờ thành phố Hạ Long thực hiện cấm các phương tiện lưu thông trong bão lớn. Xe máy và người điều khiển phải sử dụng phương tiện chuyên chở để sang bờ bên kia.



Trước đó, tháng 2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục, giao UBND tỉnh Quảng Ninh hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Đây được coi là công trình giao thông mang tầm chiến lược của tỉnh Quảng Ninh, không chỉ giúp kết nối, phát huy hiệu quả chuỗi sản phẩm du lịch giữa hai khu vực phía Đông và phía Tây của thành phố Hạ Long mà còn kết nối đồng bộ tuyến đường bao biển Bãi Cháy - Hạ Long - Cẩm Phả với tuyến giao thông đối ngoại Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái.

Hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục cũng sẽ góp phần giảm tải mật độ lưu thông qua cầu Bãi Cháy khi lượng phương tiện qua trục giao thông này ngày càng gia tăng và phức tạp hơn, đặc biệt là trong trường hợp cầu Bãi Cháy phải tạm ngừng lưu thông khi có mưa bão lớn.

Trường Giang/VOV-Đông Bắc

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.