Quá tải trong ngày lễ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tại nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong nước như Đà Nẵng, Đà Lạt (Lâm Đồng), Phú Quốc (Kiên Giang)..., giá phòng tăng gấp 2-3 lần nhưng hầu như khách không đặt được chỗ.
Chiều 28-4, lễ tân khách sạn dọc các tuyến đường Phạm Văn Đồng, Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho biết tất cả phòng ở đây đều đã kín chỗ và tăng giá vì có Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2018.
Đua nhau "hét" giá
Những ngày thường, giá phòng các khách sạn 4-5 sao dao động từ 1-2 triệu đồng/đêm nhưng những ngày cận lễ hội pháo hoa, giá phòng bị đẩy gấp 2-3 lần (từ 2,5-3,6 triệu đồng/đêm). Đối với các khách sạn 1-3 sao, giá phòng từ 300.000-800.000 đồng/đêm, nay cũng lên trên 1 triệu đồng/đêm. Trong khi đó, giá cho thuê chỗ ngồi xem pháo hoa tại các dãy nhà cao tầng nằm dọc các đường Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng… ở mức 200.000-300.000 đồng/chỗ cũng kín chỗ.
Hành khách mua vé xe tại Bến xe Miền Tây (TP HCM) vào ngày 28-4
Hành khách mua vé xe tại Bến xe Miền Tây (TP HCM) vào ngày 28-4
Tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), giá phòng nghỉ tại các cơ sở lưu trú bình dân tăng ít nhất gấp 2,5 lần ngày thường. Cụ thể, giá phòng đơn một giường khu vực trung tâm Đà Lạt ngày thường từ 250.000-300.000 đồng, nay lên gần 1 triệu đồng/ngày. Giá phòng đôi trung bình từ 400.000 đồng lên 1,4 triệu đồng. Đối với khách sạn 2-3 sao, giá phòng đôi cũng tăng lên 1,8-2 triệu đồng/phòng. Các phòng nghỉ dưới dạng homestay, chủ cơ sở thường thu mỗi người 300.000 đồng/đêm hoặc 1 triệu đồng/ngày/phòng ở được từ 3-4 người.
Toàn huyện Phú Quốc (Kiên Giang) có hơn 460 cơ sở lưu trú với hơn 12.500 phòng. Ông Trần Văn Thọ, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Phú Quốc, cho biết các cơ sở này đã hết phòng trống.
Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa dự kiến trong 4 ngày (từ 28-4 đến 1-5) có khoảng 135.000 lượt khách đăng ký lưu trú tại TP Nha Trang; trong đó, lượng khách quốc tế khoảng 32.000 lượt, tăng gần 27% so với cùng kỳ. Riêng lượng khách du lịch trong nước khoảng 102.000 lượt, chỉ tăng nhẹ 2,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do đặt phòng khách sạn 3 sao trở lên rất khó. Mặt khác, du khách lựa chọn nhiều điểm đến có sức cạnh tranh lớn như Đà Nẵng, Bình Thuận, Bình Định, đặc biệt là Phú Quốc, để thay thế Nha Trang.
Tại cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), hàng ngàn khách du lịch đã chen chân mua vé tàu ra đảo Lý Sơn. Dự báo trong các ngày nghỉ lễ, mỗi ngày có từ 3.000-3.500 lượt khách ra đảo Lý Sơn bởi dịp này, người dân trên đảo tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
Nghẹt người ở bến xe
Hàng ngàn người đổ tới các bến xe, bến phà trên địa bàn TP HCM đi nghỉ lễ 30-4 và 1-5; trong khi ở nhiều tuyến đường cửa ngõ, dòng phương tiện cũng dày đặc.
Tại Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh) sáng 28-4, hàng trăm hành khách chen chúc trước các quầy vé để chờ mua. Đến chiều tối cùng ngày, lượng khách tới bến vẫn rất đông, chủ yếu mua vé đi các chặng ngắn từ TP HCM tới một số địa điểm du lịch và các tỉnh Tây Nguyên.
Trong đó, một số quầy vé các hãng xe lớn như Phương Trang, Thành Bưởi, Toàn Thắng... không đủ vé bán ra. "Chiều 28-4, tôi mới được nghỉ nên tranh thủ tới Bến xe Miền Đông mua vé đi Đà Lạt nhưng không mua được vé giường nằm của Phương Trang và Thành Bưởi. Tôi đành mua vé ghế ngồi của nhà xe khác" - chị Bảo Trân (ngụ quận 3) kể.
Tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân), ngày 28-4 được xem là cao điểm nhất trong dịp lễ với khoảng 60.000 khách và 1.900 xe xuất bến. Ông Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Phòng Điều hành Bến xe Miền Tây, cho biết bến xe phải điều 10 xe buýt để giải tỏa hành khách.
Lượng phương tiện cũng tăng cao trên nhiều tuyến đường cửa ngõ TP HCM như Quốc lộ 13 (đoạn qua quận Thủ Đức), Quốc lộ 1 (đoạn qua quận Bình Tân và huyện Bình Chánh). Khu vực phà Cát Lái (phía quận 2) từ sáng 28-4 đã xảy ra kẹt xe cục bộ. Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Giám đốc Xí nghiệp Quản lý phà Thanh niên Xung phong - đơn vị quản lý phà Cát Lái, cao điểm sẽ dồn vào sáng 30-4, dự báo khoảng 90.000 khách. Phà Cát Lái đã tăng thêm 240 chuyến để phục vụ nhu cầu của người dân. 
Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.