Nghị lực phi thường của cậu bé tý hon ở Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

13 tuổi nhưng cơ thể chỉ cao 1 m, nặng 13 kg, hàng ngày cậu bé Đinh Hoàng Khít ở huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) cần mẫn đi bộ băng rừng, vượt đèo dốc 4 km đến trường học tập.
 

 

Mồ côi cha từ thuở lọt lòng, sau đó mẹ cũng rời làng mưu sinh tận Tây Nguyên, nhiều năm qua, cậu bé tí hon Đinh Hoàng Khít nương tựa vào ông, bà ngoại. Họ sống trong căn nhà sàn truyền thống của đồng bào H're trên quả đồi cao chót vót ở làng Bồ, thị trấn Di Lăng, huyện vùng cao Sơn Hà (Quảng Ngãi).
 

 

Năm nay, Khít tròn 13 tuổi nhưng chỉ cao 1 m, nặng 13 kg, học lớp 4, trường Tiểu học Di Lăng 2. Thể trạng nhỏ bé là vậy nhưng hàng ngày cậu học trò vẫn đều đặn đi bộ băng rừng, vượt 4 km đường đèo dốc hiểm trở đến trường học tập. Ông K'Tểnh (ông ngoại bé Khít) nhớ lại cháu trai lọt lòng mẹ bé nhỏ hệt như củ sắn còi cọc trên nương rẫy, khoảng 800 gram. Hàng ngày, cậu bé tý hon thức dậy sớm đi bộ qua nhiều quả đồi và đường mòn xuyên giữa rừng keo rậm rạp mất hơn 1 giờ mới kịp vào lớp vào đầu buổi sáng.
 

 

Thầy giáo Phan Vũ Quang, giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Di Lăng 2 hướng dẫn cậu học trò nhỏ làm bài tập môn Tiếng Việt.
 

 

Bé Khít cùng các bạn vỗ tay hát trong giờ học nhạc. "Hơn 10 năm giảng dạy cho nhiều học sinh ở huyện miền núi Sơn Hà, trong số đó cậu học trò tý hon này đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc đặc biệt. Vượt lên số phận bất hạnh, mỗi ngày em đi bộ vượt đường xa đến trường học tập hiếm khi nào nghỉ học hay trễ giờ.

Em duy trì tinh thần say mê học tập được như vậy thật sự là nghị lực phi thường", thầy Quang chia sẻ.
 

 

Từ một cậu bé rụt rè, nhút nhát, sau 4 năm học tập ở trường Tiểu học Di Lăng 2, cậu học trò đặc biệt này đã trở nên tự tin hòa nhập, vui chơi với bạn bè cùng trang lứa.
 

 

Không chỉ là một học sinh chăm ngoan, Khít còn là cầu thủ bóng đá nhanh nhẹn.
 

 

Giờ tan trường của cậu học trò tý hon. Cô giáo Võ Thị Thanh Thủy, Hiệu phó trường Tiểu học Di Lăng 2, cho hay sau thời gian dài về làng vận động, tập thể giáo viên của trường đã thuyết phục được ông Đinh K'Tểnh cho bé xuống núi học tập. Hai năm đầu bậc tiểu học, ông cho cháu trai ngồi gọn trong giỏ xe đạp phía trước đưa đến trường. Sang năm học lớp 3, lớp 4 thì bé tự đi bộ đến lớp.
 

 

Theo cô giáo Thủy, thời điểm vào lớp 1, cậu bé chỉ cao 78 cm và nặng 8 kg, cơ thể tong teo ngồi lọt thỏm trong giỏ xe đạp khiến nhiều giáo viên và học sinh ngạc nhiên. Qua theo dõi bốn năm học, cậu bé hòa nhập nhanh với bạn bè, thể hiện rõ niềm say mê học tập.
 

 

Cậu bé lễ phép chào ông ngoại sau giờ tan trường về nhà. Tuổi cao sức yếu, giờ đây vợ chồng ông K'Tểnh chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp chế độ chính sách thương binh sống qua ngày và nuôi cháu ăn học. "Thời điểm cháu ra đời, dân làng thấy cơ thể quá bé nhỏ nên bàn tán xôn xao cho rằng điềm chẳng lành. Tủi thân, buồn chán, cha mẹ cháu lần lượt rời làng để lại bé cho vợ chồng tôi chăm sóc, nuôi nấng nhiều năm qua", ông xót.
 

 

Dù không còn sử dụng nữa nhưng ông K'Tểnh vẫn giữ lại chiếc túi từng đưa tuổi thơ bé tí hon đi chơi khắp buôn làng như kỷ vật quý của đời mình.
 

 

Thương cháu trai sớm chịu cảnh côi cút, bà Đinh Thị Ninh vừa là bà ngoại vừa vào vai là người mẹ hiền chăm sóc, nuôi nấng bé Khít.
 

 

Kết thúc sau buổi học, với cậu bé tí hon, hạnh phúc nhất là được tắm giữa nguồn nước suối mát lành ở buôn làng. Nhiều lần ôm cháu đến các bệnh viện khám sức khỏe, các bác sĩ đều chung nhận định chưa phát hiện bệnh lý nào ở bé Khít.
 

 

Nhiều khả năng nguyên nhân khiến các cháu chậm phát triển như vậy là do rối loạn nhiễm sắc thể hoặc rối loạn nội tiết tố tăng trưởng ở tuyến yên. 13 tuổi nhưng bé Khít chỉ cao tương đương bằng bé gái 5 tuổi ở cùng làng.
 

 

Theo hồ sơ tại địa phương, bé Khít đang hưởng chính sách nạn nhân ảnh hưởng di chứng chất độc da cam. Tròn 70 tuổi, ông K'Tểnh đau đáu âu lo một khi hai vợ chồng qua đời thì "cháu trai tội nghiệp" này không biết sẽ nương tựa vào đâu.
 

 

5 năm trước, các bác sĩ ghi nhận cậu bé tí hon này 9 tuổi nhưng chỉ cao 78 cm và nặng 8 kg. Các chuyên gia y tế phân tích, bệnh suy giáp trạng bẩm sinh là bệnh nội tiết khi tuyến giáp của trẻ sơ sinh không sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu chuyển hoá và quá trình sinh trưởng của cơ thể. Đây là lỗi bẩm sinh trong chuyển hoá giáp trạng, hay thiếu iốt.

Minh Hoàng/zing

Có thể bạn quan tâm

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Trong suốt câu chuyện, bác sĩ Bùi Ngọc Lan luôn nhắc, để có được những thành tựu trong việc chữa trị cho bệnh nhi ung thư là nhờ có teamwork (nhóm làm việc) mạnh, với nhiều bác sĩ giỏi từ các chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, ung thư, ngoại khoa, di truyền, giải phẫu bệnh...