Logistics: “Đòn bẩy” xuất khẩu nông sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông, tỉnh Gia Lai đã đề ra những giải pháp mang tính đột phá nhằm phát triển dịch vụ logistics và thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng logistics, tạo đòn bẩy cho xuất khẩu nông sản.

Xuất khẩu nông sản tăng trưởng nhanh

Gia Lai là vùng sản xuất một số loại nông sản có quy mô lớn, giá trị kinh tế cao, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, những năm qua, tỉnh đã xây dựng nhiều trang trại sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Đồng thời, tỉnh ưu tiên phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao. Hoạt động xuất khẩu nông sản liên tục tăng trưởng về quy mô, sản phẩm ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng, vươn đến 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

logistics-dd.jpg
Nông sản Gia Lai xuất khẩu đi các nước qua Cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Ảnh: N.S

Chia sẻ về tình hình phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở Công thương Phạm Văn Binh vui mừng cho biết: Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt 660 triệu USD; năm 2023 đạt 680 triệu USD và năm 2024 ước đạt 800 triệu USD. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cà phê với 210.000 tấn, tương ứng 620 triệu USD, tăng 26,53% về giá trị; mủ cao su là 830 tấn, tương ứng 1,25 triệu USD, tăng 4,17%; sản phẩm gỗ đạt 2,1 triệu USD, tăng 110%...

Theo ông Binh, bên cạnh cà phê, 3 năm gần đây, xuất khẩu trái cây của tỉnh đạt được kết quả khả quan. Diện tích cây ăn quả năm 2024 ước đạt 33.250 ha, tăng 17.314 ha so với năm 2019. Sản lượng trái cây năm 2024 ước đạt 569.500 tấn, tăng khoảng 436.570 tấn so với năm 2019.

Toàn tỉnh hiện có 10.732,4 ha cây ăn quả được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Hiện một số loại trái cây tươi của Gia Lai như: sầu riêng, chuối, chanh dây… đã đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu chính ngạch vào thị trường lớn trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản.

logistics-1.jpg
Công nhân Công ty TNHH Quicornac kiểm tra mẫu chanh dây. Ảnh: Đ.T

“Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã được cấp 227 mã số vùng trồng với tổng diện tích 9.668 ha phục vụ xuất khẩu và 38 mã số cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu với tổng công suất 1.550-1.700 tấn quả tươi/ngày. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu rau, quả của tỉnh tăng dần qua từng năm. Cụ thể, năm 2022 đạt 130 triệu USD, năm 2023 đạt 145 triệu USD và năm 2024 ước đạt 160 triệu USD”-ông Binh thông tin.

Về giải pháp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản của tỉnh, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hồ Thị Thu Hòa-Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam-nhận định: Gia Lai có tiềm năng lớn về sản xuất nông sản gồm: cà phê, hồ tiêu, hạt điều, mủ cao su, trái cây...

Các mặt hàng này đều đã có chỗ đứng trên thị trường. Đặc biệt, nông dân Gia Lai có tay nghề cao trong canh tác. Do đó, thay vì cung ứng các sản phẩm dạng tươi hoặc chỉ qua khâu sơ chế thì tỉnh nên tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông sản nhằm gia tăng giá trị của hàng hóa, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chủ hàng trong lĩnh vực nông sản cần được hỗ trợ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững từ sản xuất, chế biến đến vận chuyển. Điều này sẽ tạo ra nguồn hàng phong phú và ổn định cho ngành logistics.

Phát triển logistics làm đòn bẩy tăng trưởng thương mại

Ngày 17-5-2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1130/KH-UBND về phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Năm 2024, Sở Công thương phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) tổ chức thành công hội nghị triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh với hơn 300 đại biểu tham dự nhằm định hướng và thúc đẩy phát triển ngành logistics một cách hiệu quả, bền vững, nâng cao giá trị, năng lực cạnh tranh của nông sản và các sản phẩm hàng hóa của tỉnh.

4t.jpg
Dây chuyền chế biến rau, quả xuất khẩu của Doveco Gia Lai. Ảnh: P.N

Bên cạnh đó, tỉnh định hướng xây dựng 2 trung tâm logistics và 2 cảng cạn để phục vụ cho việc phát triển dịch vụ logistics nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong tỉnh và khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt, Trung tâm kho vận quốc tế logistics Tây Nguyên tại huyện Mang Yang với quy mô hạng II, diện tích 511 ha đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục kêu gọi đầu tư giai đoạn 2026-2030.

Ngoài ra, Cảng Hàng không Pleiku được Bộ Giao thông-Vận tải phê duyệt Quy hoạch thời kỳ 2021-2030 với công suất khoảng 4 triệu hành khách và 4.500 tấn hàng hóa/năm; tầm nhìn đến năm 2050 có công suất khoảng 5 triệu hành khách và 12.000 tấn hàng hóa/năm. Đây cũng là cơ hội để tỉnh xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp và logistics, tạo thế cho Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực, thúc đẩy các tỉnh khác trong vùng cùng phát triển.

Những năm qua, Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn luôn nỗ lực để trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ hàng đầu và là sự lựa chọn đáng tin cậy cho khách hàng của khu vực Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng trong lĩnh vực khai thác cảng và logistics.

Ông Lê Hồng Quân-Tổng Giám đốc Công ty-cho biết: “Chúng tôi luôn duy trì ổn định tuyến dịch vụ kết nối vận chuyển container từ Cảng Quy Nhơn đến các cảng lớn tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tuyến dịch vụ này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tại Bình Định và vùng Tây Nguyên đẩy mạnh thông thương hàng hóa tới các thị trường Trung Quốc, Đông Bắc Á, châu Âu, Mỹ, giúp thời gian vận chuyển hàng hóa đến các khu vực trên được rút ngắn, chi phí vận chuyển được tiết giảm.

Dự kiến trong năm 2025, Công ty sẽ mở văn phòng đại diện tại Gia Lai nhằm kết nối các khách hàng khu vực Tây Nguyên có nhu cầu xuất-nhập khẩu hàng hóa thông qua Cảng Quy Nhơn”.

3t.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Thị Thu Hòa-Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam (thứ 2 từ trái sang) tại Diễn đàn logistics Việt Nam tổ chức tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: P.N

Đề cập giải pháp mang tính đột phá nhằm phát triển dịch vụ logistics và thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng logistics tại Gia Lai trong thời gian tới, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hồ Thị Thu Hòa cho rằng: Tỉnh cần áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư vào các ngành hàng chủ lực có tiềm năng lớn về sản xuất. Kêu gọi và đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ logistics theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Phát triển mạng lưới đối tác chiến lược, trong đó nâng cao vai trò liên kết hiệp hội-doanh nghiệp-Nhà nước trong phát triển logistics. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội ngành logistics. Việc tham gia các hiệp hội ngành logistics sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin, công nghệ mới và có cơ hội hợp tác kinh doanh, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, Gia Lai nên có những nghiên cứu chuyên sâu như: xây dựng chiến lược phát triển trung tâm logistics đến năm 2030, tầm nhìn 2050; nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ sinh thái logistics theo hướng bền vững và liên kết vùng tại tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết.

“Tuy nhiên, việc khai thác các FTA đang chịu tác động từ chính sách về mức độ áp dụng công nghệ, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đến từ các đối tác của Việt Nam nói chung, Gia Lai nói riêng.

Do đó, các chính sách thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng các trang-thiết bị, phương tiện hiện đại, sử dụng năng lượng tái tạo hoặc giảm phát thải khí CO2 và áp dụng các giải pháp về công nghệ giúp giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động vận chuyển, kho bãi sẽ giúp ngành logistics phát triển bền vững hơn, đồng thời khai thác có hiệu quả các FTA”-Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hồ Thị Thu Hòa kỳ vọng.

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hồ Thị Thu Hòa-Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam: “Tính đến tháng 10-2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi 17 FTA và đang đàm phán 2 FTA khác. Việc tham gia ngày càng nhiều FTA không chỉ cho thấy quyết tâm hội nhập sâu rộng mà còn tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng GDP và hoàn thiện thể chế”.

Có thể bạn quan tâm

Vững tin dưới cờ Đảng

Vững tin dưới cờ Đảng

(GLO)- Xuân Ất Tỵ 2025, Đảng ta tròn 95 mùa xuân. Đất nước nửa thế kỷ hòa bình thống nhất. Người dân vững tin vì Đảng đã cầm lái đưa dân tộc bước vào vận hội mới, kỷ nguyên giàu mạnh, phồn vinh.

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.

Ba chị em ngành Y chinh phục “đấu trường” nhan sắc

Ba chị em ngành Y chinh phục “đấu trường” nhan sắc

(GLO)- Ba chị em Đinh Thị Thùy Trang, Đinh Y Quyên và Đinh Ta Bi đã tạo nên một "cơn sốt" trong các cuộc thi nhan sắc và thể hiện tài năng của mình. Cả 3 là con của bác sĩ Đinh Văn Quy-nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) ở tổ 6, phường Tây Sơn, TP. Pleiku.

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Từ nguồn tài nguyên này, cộng đồng người Bahnar đã cho ra đời những bài thuốc quý, lưu dấu qua bao thế hệ.

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Bắt nhịp chuyển đổi số

Bắt nhịp chuyển đổi số

(GLO)- Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã đi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Các đơn vị, doanh nghiệp và người dân Gia Lai đang tận dụng những tiện ích của việc số hóa để phục vụ đời sống và tăng tốc phát triển.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (thứ 4 từ phải sang) tặng quà và chúc Tết Đội K52. Ảnh: V.H

Tết của người lính K52 trên đất Campuchia

(GLO)- Trong khi bao gia đình rộn ràng đón Tết Ất Tỵ 2025 thì cán bộ, chiến sĩ Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) lại lên đường sang Campuchia làm nhiệm vụ. Dù xa nhà nhưng họ vẫn có cái Tết ấm cúng cùng đồng đội và người dân nước bạn.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Cây trong vườn Bác

Cây trong vườn Bác

(GLO)- Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ môi trường tự nhiên trong lành và nâng cao đời sống cho người dân. Người chọn việc trồng cây là điểm xuất phát để bảo vệ môi trường và kêu gọi mọi người ra sức trồng cây, gây rừng.

Nữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

E-magazineNữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

(GLO)- Ngày Tết, hầu hết đều chọn đến những điểm vui chơi náo nhiệt trong các chuyến du Xuân. Song nhiều người chọn hòa mình vào thiên nhiên và núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến ưa thích.

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

(GLO)- Dưới tiết trời nắng đẹp, có chút se lạnh trong ngày mùng 3 Tết, khắp nơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, người người nô nức thăm thú, vui chơi để tận hưởng trọn vẹn không khí đầu năm mới. Người nô nức du xuân, chúc Tết thầy cô, người lo sửa soạn mâm cúng đưa ông bà, tổ tiên.