Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt đối với từng trường hợp sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Ngày 4-10, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo đó, Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (bao gồm hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện), hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, đối tượng bị xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

su-dung-dat-trong-lua-9694.jpg
Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được phép bị phạt tới 200 triệu đồng (ảnh minh họa, nguồn internet)

Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với từng trường hợp sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Cụ thể, hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp bị phạt tiền từ 2-30 triệu đồng; hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 3-150 triệu đồng; hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 20-200 triệu đồng tùy theo diện tích đất vi phạm.

Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì hình thức và mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt tương ứng với quy định trên.

Hành vi sử dụng các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt từ 20-100 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

Cùng đó, Nghị định cũng quy định rõ mức phạt đối với các hành vi lấn đất và chiếm đất.

Cụ thể, hành vi lấn đất hoặc chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý, được thể hiện trong hồ sơ địa chính thuộc địa giới hành chính của xã hoặc các văn bản giao đất để quản lý bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm. (*)

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp (không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất) không thuộc trường hợp (*) kể trên mà thuộc địa giới hành chính của xã thì cũng bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp (*) mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5-200 triệu đồng.

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp không thuộc trường hợp (*) mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5-200 triệu đồng.

Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định rõ đối với hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định ở trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

Mức phạt từ 10-500 triệu đồng đối với hành vi sử dụng đất mà Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng người được giao đất, cho thuê đất chưa được bàn giao đất trên thực địa.

Quy định mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.

Quy định trên có hiệu lực từ ngày 4-10-2024.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai ban hành hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh

Gia Lai ban hành hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức công nhận đất ở, giao đất ở cho cá nhân, giao đất chưa sử dụng cho cá nhân, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân trên địa bàn tỉnh. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25-10-2024.

Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải

Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 23 ngày 26-7-2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới.

Khổ vì chung cư không có chỗ giao, nhận hàng

Khổ vì chung cư không có chỗ giao, nhận hàng

Khi mua hàng qua mạng đã trở thành thói quen của hầu hết người dân thành phố, việc nhiều chung cư không bố trí chỗ giao, nhận đã gây không ít phiền lụy cho cư dân. Chỗ giao- nhận đồ ở các chung cư, chuyện nhỏ mà khó lớn trong đời sống hiện đại.

Đường liên xã Ia Tiêm-Bờ Ngoong ở huyện Chư Sê: Nỗi khổ của người dân

Đường liên xã Ia Tiêm-Bờ Ngoong xuống cấp, nguy cơ mất an toàn giao thông

(GLO)- Nhiều năm qua, tuyến đường nối xã Ia Tiêm và xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) xuất hiện dày đặc ổ gà, ổ voi với kích thước lớn. Thêm vào đó, tình trạng sụt lún, nứt gãy, tạo thành khe hở sâu, lồi lõm trên mặt đường khiến việc lưu thông khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Dừng việc miễn phí xe chở hàng cứu trợ bão lũ qua trạm thu phí

Dừng việc miễn phí xe chở hàng cứu trợ bão lũ qua trạm thu phí

(GLO)- Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đề nghị dừng việc miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ do ảnh hưởng của cơn bão số 3.