Khai mạc sự kiện “Nắng cao nguyên” về bình đẳng giới tại Chư Pưh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 3-10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh tổ chức sự kiện truyền thông thuộc Dự án 8 với chủ đề “Nắng cao nguyên” tại Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai).

img-0636-976.jpg
Khai mạc sự kiện "Nắng cao nguyên" tại huyện Chư Pưh. Ảnh: MINH CHÂU

Dự sự kiện có bà Nguyễn Thị Tuyết-Ủy viên Đoàn chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương và gần 600 học sinh, giáo viên trong trường.

Trong khuôn khổ sự kiện diễn ra chương trình tọa đàm “Tự tin tỏa sáng” với sự giao lưu đặc biệt giữa thầy Nguyễn Hữu Trung-Tổng phụ trách Đội, dẫn trình viên câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trường THCS Phan Bội Châu và những bạn trẻ là học sinh dân tộc thiểu số. Câu chuyện xoay quanh chủ đề “xé rào định kiến”, nỗ lực vươn lên để toả sáng và lan toả khát vọng, năng lực tích cực trong cộng đồng.

Tại sự kiện còn diễn ra triển lãm “Ước mơ của em” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện. Triển lãm trưng bày nhiều hình ảnh và những câu chuyện về hành trình của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số đã và đang nỗ lực vượt qua rào cản giới thông qua nhiều hoạt động của Dự án 8. Tiêu biểu là mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập trong các trường học tại Lào Cai, Gia Lai, Điện Biên, Quảng Bình và nhiều địa phương khác trên cả nước…Triển lãm diễn ra trong 2 ngày (3 và 4-10) tại Trường THCS Phan Bội Châu

img-0638-6730.jpg
Để trở thành "Thủ lĩnh của sự thay đổi" góp phần xóa bỏ định kiến giới, các em học sinh cần được trang bị kiến thức, kỹ năng thông qua các mô hinh của Dự án 8. Ảnh: MINH CHÂU

Sự kiện “Nắng cao nguyên” được tổ chức là kết quả của hoạt động khảo sát, sưu tầm vào tháng 4-2024 của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại 2 xã Ia Hrú và Chư Don. Đây là 2 địa phương tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và có những thay đổi tích cực trong thực hiện bình đẳng giới, đặc biệt là sự ra đời của câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”-một trong 4 mô hình cơ bản nằm trong chương trình của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Phát biểu tại sự kiện, ông Ngô Duy Ứng-Phó Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chia sẻ: "Phụ nữ trẻ em, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là rào cản khuôn mẫu giới. Để xoá bỏ những rào cản vô hình, chúng ta rất cần “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Các em học sinh khi được trang bị kiến thức và kỹ năng chính là những “thủ lĩnh” đó để lan toả thông điệp “Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm chủ cuộc sống”.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

(GLO)- Hàng năm, thị xã An Khê tổ chức 1 đến 2 chương trình tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo thị xã với trẻ em. Đây là dịp để các em học sinh bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đề xuất ý kiến, kiến nghị chính đáng trong học tập cũng như trong cuộc sống.