Thị Đoàn An Khê đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Thị Đoàn An Khê (tỉnh Gia Lai) đã làm cầu nối giúp nhiều đoàn viên thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư chăn nuôi, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Năm 2022, Đoàn xã Xuân An kết nối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê giúp anh Phạm Văn Lộc (thôn An Thạch) vay 50 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại mở rộng quy mô chăn nuôi bò sinh sản kết hợp vỗ béo.

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, Đoàn xã Xuân An đã kết nối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê giúp anh Phạm Văn Lộc (thôn An Thạch) vay vốn phát triển chăn nuôi bò. Ảnh: Ngọc Minh

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, Đoàn xã Xuân An đã kết nối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê giúp anh Phạm Văn Lộc (thôn An Thạch) vay vốn phát triển chăn nuôi bò. Ảnh: Ngọc Minh

Anh Lộc cho biết: Trước đây, do thiếu vốn anh chỉ nuôi 2-3 con bò giống bò cỏ, bò lai ở địa phương. Sau khi được vay vốn, anh mua thêm 5 con bò về nuôi. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đến nay đàn bò phát triển hơn 40 con, mang lại thu nhập cho anh Lộc hơn 200 triệu đồng/năm. Anh Lộc còn tận dụng nguồn phân chuồng bón cho ruộng rau, đồng cỏ voi, đảm bảo nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi; bón cho vườn dừa, vườn bơ giúp cây trồng phát triển, đất tơi xốp giảm chi phí, tăng hiệu quả chăn nuôi, trồng trọt.

“Hy vọng thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội tăng hạn mức tiền vay để tôi cũng như nhiều thanh niên khác có nguồn vốn lớn hơn mở rộng chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh”-anh Lộc bày tỏ mong muốn.

Anh Phạm Văn Lộc (bìa trái ở thôn An Thạch, xã Xuân An) giới thiệu mô hình trồng cây ăn quả bón phân chuồng, giảm chi phí tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Ngọc Minh

Anh Phạm Văn Lộc (bìa trái ở thôn An Thạch, xã Xuân An) giới thiệu mô hình trồng cây ăn quả bón phân chuồng, giảm chi phí tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Ngọc Minh

Học xong nghề làm cửa nhôm, sắt, năm 2014, anh Nguyễn Trịnh Quốc Vương (SN 1996, ở tổ 1, phường Ngô Mây) xin vào làm công tại cơ sở cửa sắt của người thân. Tích lũy được chút vốn, kinh nghiệm, đầu năm 2024, anh Vương đã vay 90 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã mua sắm vật tư nguyên liệu, máy móc mở cơ sở sản xuất cửa nhôm, sắt Thành Đạt.

“Để sản xuất, gia công những sản phẩm bền đẹp, chất lượng, ngoài sự tỉ mẩn, khéo léo, sáng tạo, tôi phải mua sắm nhiều máy móc như: Máy khoan, máy cắt, máy mài, máy dập, máy phay”-anh Vương chia sẻ.

Bằng uy tín, chất lượng, anh Vương đã xây dựng được thương hiệu, cung cấp sản phẩm cửa sắt, cửa nhôm, cổng ngõ theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài thị xã. “Từ đầu năm đến nay, tôi nhận nhiều công trình cửa nhôm, sắt, doanh thu đạt gần 4 tỷ đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 5 thanh niên với mức tiền công 10 triệu đồng/người/tháng”-anh Vương nói.

Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, anh Nguyễn Trịnh Quốc Vương (tổ 1, phường Ngô Mây) đã phát triển nghề làm cửa nhôm, sắt và tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, anh Nguyễn Trịnh Quốc Vương (tổ 1, phường Ngô Mây) đã phát triển nghề làm cửa nhôm, sắt và tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Nhằm giúp đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn tiếp cận nguồn vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã, thời gian qua, Đoàn phường Ngô Mây đã tích cực tuyên truyền, phối hợp với Tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên kiểm tra, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.

Chị Đào Thị Thanh Hoàng-Bí thư Đoàn phường Ngô Mây cho biết: “Đoàn phường quản lý 2 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại tổ 1. Hiện có 5 đoàn viên thanh niên vay vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã để đầu tư sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ 300 triệu đồng. Nguồn vốn trên đã giúp nhiều ĐVTN khởi nghiệp, lập nghiệp thành công”.

Nói về đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp, anh Vũ Việt Cường-Bí thư Thị Đoàn An Khê cho biết: Những năm qua, Thị Đoàn thường xuyên phối hợp với một số phòng, hội đoàn thể tổ chức sàn giao dịch việc làm trên địa bàn; chỉ đạo các Đoàn xã, phường nắm bắt nhu cầu vay vốn khởi nghiệp của đoàn viên thanh niên; xem xét, tạo điều kiện cho thanh niên được tiếp cận nguồn vốn vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã để thanh niên có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã giải ngân vốn kịp thời cho các hộ thanh niên vay.

“Từ đầu năm đến nay, cùng với tuyên truyền về các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với đoàn viên thanh niên, người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tập huấn về hoạt động quản lý vốn vay của tổ chức Đoàn thanh niên các cấp, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn do Thị Đoàn quản lý, chúng tôi đã phối hợp với Phòng Giao dịch thực hiện 2 cuộc kiểm tra ở 2 xã, phường với 12 ĐVTN vay vốn. Qua kiển tra tất cả các hộ vay đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đầy đủ”-anh Cường thông tin.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê cùng cán bộ Đoàn phường Ngô Mây kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích của thanh niên trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê cùng cán bộ Đoàn phường Ngô Mây kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích của thanh niên trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Trần Thị Thủy Tiên-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê cho biết: Đến cuối tháng 6-2024, Phòng Giao dịch đã chỉ đạo các Tổ tiết kiệm và vay vốn giải ngân cho 1.389 lượt thanh niên (dưới 35 tuổi) với số tiền hơn 64 tỷ đồng để triển khai mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, kinh doanh .

“Thời gian tới, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thị Đoàn An Khê chỉ đạo các tổ chức đoàn cơ sở cùng Tổ tiết kiệm và vay vốn rà soát các phương án khởi nghiệp hiệu quả của thanh niên để tổ chức họp bình xét và tạo điều kiện tốt nhất cho ĐNTN tiếp cận khoản vay; đồng thời thúc đẩy phong trào thanh niên khởi nghiệp, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nâng cao thu nhập cho ĐVTN”-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Giáo dục lý tưởng cách mạng cho bạn trẻ trong bối cảnh chuyển đổi số

Giáo dục lý tưởng cách mạng cho bạn trẻ trong bối cảnh chuyển đổi số

Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới trong bối cảnh chuyển đổi số, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.