Gia Lai triển khai chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 1324/KH-UBND thực hiện chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2023-2030”.

Quang cảnh lớp tập huấn kiến thức khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên trong tỉnh. Ảnh: M.N

Quang cảnh lớp tập huấn kiến thức khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên trong tỉnh. Ảnh: M.N

Theo kế hoạch, năm 2024, tỉnh phấn đấu ít nhất 50% cán bộ Đoàn chuyên trách công tác hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được bồi dưỡng kiến thức nền tảng về khởi nghiệp, về công tác hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; tổ chức 1 hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khởi nghiệp, chuyển đổi số cho thanh niên.

Bên cạnh đó, hỗ trợ ít nhất 25 thanh niên khởi nghiệp, trong đó có 5 thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; có ít nhất 50 thanh niên được trang bị kiến thức, tập huấn nâng cao năng lực và quản trị doanh nghiệp; có ít nhất 10 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ được tư vấn, hỗ trợ phát triển; hỗ trợ duy trì ít nhất 2 xã triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và có sản phẩm của thanh niên đạt chuẩn OCOP; tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” cấp tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

(GLO)- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Đặng Bá Hiền-Nhân viên thủ kho (Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào công tác được cấp trên đánh giá cao. Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Chuối ép sấy dẻo Bà Bài: Cải tiến để vươn xa

Chuối ép sấy dẻo Bà Bài: Cải tiến để vươn xa

(GLO)- Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chị Trần Thị Mỹ Hạnh (tổ 6, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục thành công thương hiệu chuối ép sấy dẻo Bà Bài của gia đình.
Thành “tỷ phú nông dân” nhờ chuyển đổi cây trồng

Thành “tỷ phú nông dân” nhờ chuyển đổi cây trồng

(GLO)- Dám nghĩ, dám làm là những điều chúng tôi cảm nhận được về anh Đỗ Văn Chuyên (thôn Thống Nhất, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện). Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với sự siêng năng, chịu khó, anh đã trở thành tỷ phú trên chính mảnh đất do ông cha để lại.