Thị Đoàn An Khê đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Thị Đoàn An Khê (tỉnh Gia Lai) đã làm cầu nối giúp nhiều đoàn viên thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư chăn nuôi, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Năm 2022, Đoàn xã Xuân An kết nối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê giúp anh Phạm Văn Lộc (thôn An Thạch) vay 50 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại mở rộng quy mô chăn nuôi bò sinh sản kết hợp vỗ béo.

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, Đoàn xã Xuân An đã kết nối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê giúp anh Phạm Văn Lộc (thôn An Thạch) vay vốn phát triển chăn nuôi bò. Ảnh: Ngọc Minh

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, Đoàn xã Xuân An đã kết nối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê giúp anh Phạm Văn Lộc (thôn An Thạch) vay vốn phát triển chăn nuôi bò. Ảnh: Ngọc Minh

Anh Lộc cho biết: Trước đây, do thiếu vốn anh chỉ nuôi 2-3 con bò giống bò cỏ, bò lai ở địa phương. Sau khi được vay vốn, anh mua thêm 5 con bò về nuôi. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đến nay đàn bò phát triển hơn 40 con, mang lại thu nhập cho anh Lộc hơn 200 triệu đồng/năm. Anh Lộc còn tận dụng nguồn phân chuồng bón cho ruộng rau, đồng cỏ voi, đảm bảo nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi; bón cho vườn dừa, vườn bơ giúp cây trồng phát triển, đất tơi xốp giảm chi phí, tăng hiệu quả chăn nuôi, trồng trọt.

“Hy vọng thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội tăng hạn mức tiền vay để tôi cũng như nhiều thanh niên khác có nguồn vốn lớn hơn mở rộng chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh”-anh Lộc bày tỏ mong muốn.

Anh Phạm Văn Lộc (bìa trái ở thôn An Thạch, xã Xuân An) giới thiệu mô hình trồng cây ăn quả bón phân chuồng, giảm chi phí tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Ngọc Minh

Anh Phạm Văn Lộc (bìa trái ở thôn An Thạch, xã Xuân An) giới thiệu mô hình trồng cây ăn quả bón phân chuồng, giảm chi phí tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Ngọc Minh

Học xong nghề làm cửa nhôm, sắt, năm 2014, anh Nguyễn Trịnh Quốc Vương (SN 1996, ở tổ 1, phường Ngô Mây) xin vào làm công tại cơ sở cửa sắt của người thân. Tích lũy được chút vốn, kinh nghiệm, đầu năm 2024, anh Vương đã vay 90 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã mua sắm vật tư nguyên liệu, máy móc mở cơ sở sản xuất cửa nhôm, sắt Thành Đạt.

“Để sản xuất, gia công những sản phẩm bền đẹp, chất lượng, ngoài sự tỉ mẩn, khéo léo, sáng tạo, tôi phải mua sắm nhiều máy móc như: Máy khoan, máy cắt, máy mài, máy dập, máy phay”-anh Vương chia sẻ.

Bằng uy tín, chất lượng, anh Vương đã xây dựng được thương hiệu, cung cấp sản phẩm cửa sắt, cửa nhôm, cổng ngõ theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài thị xã. “Từ đầu năm đến nay, tôi nhận nhiều công trình cửa nhôm, sắt, doanh thu đạt gần 4 tỷ đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 5 thanh niên với mức tiền công 10 triệu đồng/người/tháng”-anh Vương nói.

Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, anh Nguyễn Trịnh Quốc Vương (tổ 1, phường Ngô Mây) đã phát triển nghề làm cửa nhôm, sắt và tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, anh Nguyễn Trịnh Quốc Vương (tổ 1, phường Ngô Mây) đã phát triển nghề làm cửa nhôm, sắt và tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Nhằm giúp đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn tiếp cận nguồn vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã, thời gian qua, Đoàn phường Ngô Mây đã tích cực tuyên truyền, phối hợp với Tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên kiểm tra, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.

Chị Đào Thị Thanh Hoàng-Bí thư Đoàn phường Ngô Mây cho biết: “Đoàn phường quản lý 2 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại tổ 1. Hiện có 5 đoàn viên thanh niên vay vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã để đầu tư sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ 300 triệu đồng. Nguồn vốn trên đã giúp nhiều ĐVTN khởi nghiệp, lập nghiệp thành công”.

Nói về đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp, anh Vũ Việt Cường-Bí thư Thị Đoàn An Khê cho biết: Những năm qua, Thị Đoàn thường xuyên phối hợp với một số phòng, hội đoàn thể tổ chức sàn giao dịch việc làm trên địa bàn; chỉ đạo các Đoàn xã, phường nắm bắt nhu cầu vay vốn khởi nghiệp của đoàn viên thanh niên; xem xét, tạo điều kiện cho thanh niên được tiếp cận nguồn vốn vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã để thanh niên có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã giải ngân vốn kịp thời cho các hộ thanh niên vay.

“Từ đầu năm đến nay, cùng với tuyên truyền về các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với đoàn viên thanh niên, người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tập huấn về hoạt động quản lý vốn vay của tổ chức Đoàn thanh niên các cấp, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn do Thị Đoàn quản lý, chúng tôi đã phối hợp với Phòng Giao dịch thực hiện 2 cuộc kiểm tra ở 2 xã, phường với 12 ĐVTN vay vốn. Qua kiển tra tất cả các hộ vay đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đầy đủ”-anh Cường thông tin.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê cùng cán bộ Đoàn phường Ngô Mây kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích của thanh niên trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê cùng cán bộ Đoàn phường Ngô Mây kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích của thanh niên trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Trần Thị Thủy Tiên-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê cho biết: Đến cuối tháng 6-2024, Phòng Giao dịch đã chỉ đạo các Tổ tiết kiệm và vay vốn giải ngân cho 1.389 lượt thanh niên (dưới 35 tuổi) với số tiền hơn 64 tỷ đồng để triển khai mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, kinh doanh .

“Thời gian tới, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thị Đoàn An Khê chỉ đạo các tổ chức đoàn cơ sở cùng Tổ tiết kiệm và vay vốn rà soát các phương án khởi nghiệp hiệu quả của thanh niên để tổ chức họp bình xét và tạo điều kiện tốt nhất cho ĐNTN tiếp cận khoản vay; đồng thời thúc đẩy phong trào thanh niên khởi nghiệp, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nâng cao thu nhập cho ĐVTN”-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

(GLO)- Ngày 11-1, Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông, Chi đoàn Cảnh sát Nhân dân I (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an xã Biển Hồ tổ chức chương trình “Xuân gắn kết” tại Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.