Cảnh giác với nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Mới đầu mùa mưa bão mà đã có nhiều vụ sạt lở núi, lở đất vùi lấp nhà cửa, phương tiện, gây ra cái chết của nhiều người.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động mạnh, làm gia tăng tính cực đoan. Cơ quan chức năng dự báo mùa mưa bão năm nay, thiên tai diễn biến phức tạp hơn và xuất hiện nhiều hơn vào cuối năm. Những cảnh báo về nguy cơ thiệt hại nặng về tính mạng và tài sản cho người dân là vô cùng cần thiết.

Xã hội bàng hoàng, thương xót cho 11 người xấu số trên chuyến ô tô định mệnh qua thôn Tạ Mò (xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) trong đêm 13-7. Dù nỗ lực đến đâu, lực lượng cứu hộ cũng không thể giành lại mạng sống cho họ.

Trước đó, đêm 21-5, tại thôn Phiêng Pục (xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) cũng xảy ra vụ sạt lở đất vùi lấp một phần căn nhà của ông Huỳnh Thanh Hậu, làm 3 người chết.

Ngay mới đây, vụ sạt lở đất xảy ra lúc 4 giờ ngày 15-7 ở thôn Trung Tâm (xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) đã vùi lấp ngôi nhà của 2 vợ chồng giáo viên. Người chồng và 2 con nhỏ may mắn thoát nạn, nhưng người vợ đã tử vong vì bị đất đá vùi lấp.

Sạt lở đất là loại hình thiên tai xảy ra thường xuyên tại các tỉnh miền núi, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Từ năm 2000 đến 2022, cả nước đã xảy ra hơn 440 trận lũ quét, sạt lở đất, làm 1.129 người chết và mất tích. Phạm vi và mức độ thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra ngày càng gia tăng. Từ Đông Bắc, Tây Bắc đến miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ, ở đâu có núi đồi là ở đó có sạt lở trong mùa mưa. Núi non càng hiểm trở, địa hình càng dốc, nguy cơ sạt lở càng cao.

Trong số 1.145 trận thiên tai (gồm 21/22 loại hình) làm 169 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế khoảng 8.236 tỷ đồng trong năm 2023 thì có đến 29 vụ với 150 điểm lũ quét, sạt lở đất, lở núi ở 35 tỉnh, gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Điển hình như vụ sạt lở đất trên đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) tháng 7-2023 đã làm 4 người chết hay lũ quét, sạt lở đất ở Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) và một số tỉnh miền núi phía Bắc làm 11 người chết.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt núi, lở đất xảy ra ngày càng nhiều, thiệt hại về người và tài sản cũng ngày một nặng nề hơn. Nhưng dễ nhận thấy nhất vẫn là tác động từ các hoạt động bạt núi xây dựng công trình giao thông-dân dụng, chặt phá rừng, khai thác mỏ, canh tác nông-lâm nghiệp... đã làm thay đổi địa mạo, cấu trúc, làm mất ổn định mái dốc, giảm khả năng giữ nước, làm gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đá ở nhiều nơi, đặc biệt là ven các tuyến đường giao thông.

Ngoài ra, tình trạng các trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày, mưa lớn trong thời gian ngắn xuất hiện ngày càng nhiều do biến đổi khí hậu cũng là yếu tố kích hoạt có thể làm tăng khả năng xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

Mùa mưa năm nay, cơ quan khí tượng dự báo tổng lượng mưa lớn, cao hơn trung bình nhiều năm 10-30%. Thiên tai sẽ tập trung ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Đồng thời, với kịch bản La Nina xuất hiện, bão sẽ tập trung nhiều vào cuối năm; nhiều cơn bão hình thành trên Biển Đông và tác động nhanh hơn đến đất liền. Mưa lớn, bão, ngập lụt và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở miền Trung trong giai đoạn nửa cuối năm 2024 có dấu hiệu tương tự với mùa mưa bão năm 2020.

Đề phòng, hạn chế tác động và rủi ro do thiên tai gây ra là trách nhiệm không của riêng ai. Thủ tướng Chính phủ vừa ra công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương khắc phục hậu quả sự cố sạt lở xảy ra, đồng thời chủ động triển khai công tác ứng phó mưa lũ, sạt lở đất, lở núi có thể tiếp tục xảy ra trong thời gian tới. Đó là việc làm cần thiết và không thể lơ là.

Thế nhưng trong chúng ta, đã có ai nghĩ rằng, vì sao, những năm gần đây, bão, lũ quét, sạt lở núi năm sau bao giờ cũng dữ dội hơn năm trước? Con người đã ứng xử như thế nào với thiên nhiên để bây giờ phải hứng chịu hậu quả tàn khốc như vậy?

Để phát triển bền vững, để thành quả xây dựng bao năm không tan biến sau những cơn cuồng nộ của thiên nhiên, đất nước rất cần những chính sách có trách nhiệm trước suy thoái ngày càng nghiêm trọng của môi trường. Không thể cứ bỏ mặc rừng đầu nguồn bị tàn phá vô tội vạ, để rồi năm nào cũng phải lo cứu trợ cho dân vì mưa bão, sạt lở đất, lở núi gây ra. Tiền thì có thể, nhưng sinh mạng con người thì lấy gì để bù đắp.

Có thể bạn quan tâm

Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Triển vọng rõ ràng

Triển vọng rõ ràng

Bên lề hội nghị Fitch On Vietnam 2024 diễn ra cuối tháng 8 vừa qua, người viết đã có cuộc phỏng vấn các quản lý khu vực của Hãng đánh giá tín nhiệm tín dụng Fitch Ratings.