Vì sự phồn vinh của 2 nước Việt-Lào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân từ ngày 10 đến 13-9 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa 2 nước Việt-Lào.

Chuyến thăm đã góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào tiếp tục phát triển, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực, mang lại sự phồn vinh, hạnh phúc cho Nhân dân 2 nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Việt Nam và Lào có mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện từ những năm đấu tranh giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay. Mối quan hệ ấy tiếp tục ổn định và ngày càng sâu sắc, đi vào thực chất, đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn sự ổn định và phát triển của mỗi nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh: Phạm Kiên/ TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh: Phạm Kiên/ TTXVN

Hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược liên quan đến an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa… Hai bên cũng đã phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác; tổ chức tốt các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao 2 Đảng, 2 Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương.

Tại chuyến thăm của đồng chí Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước tháng 7 năm nay, hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng về quốc phòng-an ninh, phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới; giáo dục-đào tạo…

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa 2 nước tiếp tục đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, Việt Nam có 256 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn hơn 5,5 tỷ USD, vốn thực hiện lũy kế đạt 2,8 tỷ USD.

Nhiều dự án đầu tư của Việt Nam hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng vạn lao động địa phương, bổ sung nguồn thu cho ngân sách của Lào, nhất là trong lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, trồng và chế biến cao su, cây ăn quả, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa. Trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại 2 nước đạt khoảng 1,3 tỷ USD.

Ngoài ra, hai bên cũng đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giao thông, năng lượng điện, nông lâm và phát triển nông thôn, văn hóa, giáo dục-đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa Quốc hội, các ban, bộ, ngành Trung ương, Mặt trận, đoàn thể và các địa phương 2 nước tiếp tục được đẩy mạnh và đi vào thực chất hơn.

Cùng với những biểu tượng thể hiện cho những năm tháng kề vai sát cánh trong cuộc đấu tranh giành độc lập của 2 đất nước Việt Nam và Lào, ngày nay đã có thêm những biểu tượng mới như công trình tòa nhà Quốc hội Lào được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đánh giá là minh chứng cụ thể cho quan hệ “hạt gạo cắn đôi, cọng rau sẻ nửa” hay những biểu tượng trong hợp tác kinh tế với những dự án thành công của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông, điện lực, ngân hàng… đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước Lào anh em.

Một trong những hoạt động quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith lần này là cuộc gặp gỡ với cựu chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam từng tham gia chiến đấu, giúp đỡ Lào trong những năm tháng kháng chiến chống kẻ thù chung. Cuộc gặp là sự tri ân của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào đối với sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa của Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt nam, cùng những hy sinh, cống hiến của đội ngũ chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Triệu Voi.

Đây là lần thứ hai trong nhiệm kỳ của mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith thăm Việt Nam, tiếp sau chuyến thăm cấp Nhà nước của đồng chí Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước vào tháng 7 năm nay.

Chuyến thăm với lịch trình làm việc, tiếp xúc dày đặc là minh chứng sinh động cho tinh thần tiếp tục vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, gắn bó, thủy chung, trong sáng giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước và Nhân dân 2 nước Việt Nam, Lào ngày càng bền chặt; đưa quan hệ 2 nước phát triển lên tầm cao mới, vì lợi ích thiết thực của Nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.