Đừng câu like trên sự đau thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.

Các thông tin như vỡ đê, sập cầu, người bị lũ cuốn trôi... vô căn cứ lan truyền với tốc độ chóng mặt trong lúc cả nước đang hướng về miền Bắc từng phút, từng giờ theo dõi tình hình bão lũ.

Tin giả, tin sai sự thật không chỉ gây hoang mang cho người dân mà còn tác động tiêu cực đến công tác cứu hộ, cứu nạn đang được khẩn trương, chạy đua với thời gian. Những thông tin nhiễu loạn khiến lực lượng chức năng mất thời gian xác minh, thậm chí còn lỡ thời gian vàng để huy động lực lượng cứu người ở những nơi đang thực sự gặp sự cố.

Điều đáng ghi nhận trong những ngày qua là các địa phương đã phản ứng rất nhanh nhạy, kịp thời trước một số luồng thông tin xấu độc lan truyền trên không gian mạng. Mặt khác, những người cố tình tung tin sai sự thật, vô căn cứ cũng phải trả giá cho những giây phút bốc đồng, thiếu cân nhắc của bản thân mình.

Tính đến ngày 12.9, đã có hơn 300 người chết và mất tích do bão lũ gây ra, nhiều thôn bản lâm cảnh tang thương, nhiều gia đình sống trong cảnh màn trời chiếu đất, trắng tay khi nhà cửa bị chôn vùi, cuốn theo dòng lũ dữ. Sự đau thương đó không phải mảnh đất "màu mỡ" cho những trò câu like rẻ tiền, bất chấp. Bên cạnh trái tim nóng biết đau xót, sẻ chia với nỗi đau của đồng bào thì cần một cái đầu lạnh để chọn lọc những thông tin tích cực để lan tỏa, cùng nhau vượt qua khó khăn trước mắt, sớm tái thiết cuộc sống.

Việc cơ quan chức năng mạnh tay xử lý những chủ tài khoản là cần thiết, nhưng có lẽ cũng cần những hệ thống đủ mạnh để nhận biết, phát hiện, cảnh báo những thông tin sai sự thật và ngăn chặn, trước khi nó lan truyền mất kiểm soát. Nền tảng lắng nghe mạng xã hội mà TP.HCM ra mắt hồi đầu năm 2024 là một giải pháp mà các bộ, ngành, địa phương có thể tham khảo để có thêm bộ lọc trong cuộc chiến chống tin giả.

Theo Nguyên Vũ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Sau bão

Sau bão

Vậy là chiều tối qua, bão số 3 (YAGI) có cường độ mạnh nhất 30 năm trở lại đây đã đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh Bắc bộ nước ta.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?